4 khó khăn của biên dịch viên mới vào nghề

Bài Viết

Chuyên gia / Người dịch / Kiến thức / Chia sẻ / Tin tứcMọi người thường nghĩ rằng biên dịch là một công việc dễ dàng nếu như bạn biết ngoại ngữ nhưng sự thực không đơn giản như vậy. Thực tế, biên dịch viên phải đối mặt với rất nhiều khó khăn đặc biệt là những bạn mới vào nghề. Dù cho bạn có những kỹ năng ngoại ngữ xuất sắc và mục tiêu công việc rõ ràng, những biên dịch viên mới vào nghề vẫn thường mắc phải những khó khăn căn bản.
Bài viết này sẽ chỉ ra những khó khăn thường gặp của biên dịch viên mới vào nghề đồng thời bàn về việc ngăn ngừa những khó khăn này bằng việc lên kế hoạch chuẩn bị trước cũng như cách phản ứng nhanh trước các tình huống đó.

1: Đánh giá quá cao khả năng làm việc

Rất nhiều biên dịch viên mới vào nghề không nhận ra một sự thật rằng trước khi biên dịch một tài liệu, bạn cần phải hiểu qua được nội dung của văn bản đó. Không có gì lạ khi rất nhiều bạn đồng ý dịch những hợp đồng liên quan đến lĩnh vực mà bạn không có kiến thức nền tảng gì. Chính vì vậy chất lượng của những bản dịch hoàn toàn không được đảm bảo.
Lấy ví dụ một người mới vào nghề phụ trách việc biên dịch những văn bản liên quan đến y khoa. Liệu rằng bạn có biết những thuật ngữ khoa học của ngành bằng cả ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ dịch hay không? Liệu bạn có dịch đúng tên thuốc không khi mà tên thuốc thương mại tại mỗi nước là khác nhau? Vì vậy, kết quả hoặc là công việc dịch hoàn toàn vô nghĩa hoặc là việc dịch thuật không đáp ứng được tiêu chuẩn.

2: Quản lý thời gian không hiệu quả

Dù cho biên dịch viên đã lên cố gắng quản lý thời gian sát sao, việc thiếu kinh nghiệm có thể gây ra những lỗi nghiêm trọng. Chuyện gì sẽ xảy ra, nếu có những sự việc bất ngờ phát sinh? Nếu không để dư ra một khoảng thời gian thì biên dịch viên sẽ không thể giải quyết được vấn đề phát sinh trong quá trình biên dịch và sẽ gặp phải rủi ro không tuân thủ hạn nộp bài.

3: Khó khăn Kỹ thuật

Có thể sẽ có rất nhiều sự kiện bất thường xảy ra trong quá trình biên dịch, đặc biệt với một khối lượng công việc lớn. Giống như hầu hết các ngành hiện đại khác, biên dịch dựa vào công nghệ rất nhiều-dù là dưới dạng phần mềm xử lý như Trados, phần mềm xử lý văn phòng cơ bản hay những hướng dẫn tham khảo có sẵn trên mạng – và có thể, vì vậy, công việc sẽ bị đình trệ do những lỗi kỹ thuật phát sinh.
Beatriz Candil Garcia, một biên dịch viên tại Anh, chịu trách nhiệm làm việc với các mảng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý và tiếng Pháp, chia sẻ cô có rất nhiều kinh nghiệm trong vấn đề khó khăn kỹ thuật này. “Tôi có ba máy tính – để phòng khi nếu máy nào đó trục trặc, tôi vẫn có thể tiếp tục làm việc. Không ai dạy tôi điều đó, nhưng tôi đã học được từ kinh nghiệm làm việc. Tôi nhớ rằng sáu năm trước, tôi chịu trách nhiệm dịch một dự án lớn và tôi đã làm việc chăm chỉ hai tuần không nghỉ. Nhưng tôi đã mất toàn bộ dữ liệu vì sự cố máy tính và tôi đã mất 2 ngày để phải làm lại tất cả để kịp giao cho khác hàng. Sự việc này đã dạy tôi rằng đừng bao giờ tin vào máy móc”.

4: Không biết thời điểm chấp nhận từ bỏ

Cuối cùng, khó khăn thứ tư mà các biên dịch viên mới vào nghề hay gặp phải đó là việc họ không biết khi nào phải chấp nhận rằng nhiệm vụ đó là quá sức của mình. Đó có thể phát sinh từ vấn đề kỹ thuật phức tạp hay việc đồng ý một khung thời gian làm việc không thực tế, hoặc không thể đáp ứng yêu cầu về chỉnh sửa và viết lại từ khách hàng.
Trong hầu hết các trường hợp, xét về dài hạn, biên dịch viên nên chấp nhận việc từ bỏ nhiệm vụ đó thay vì đưa ra một bản dịch dưới chuẩn. Nếu biên dịch viên cần thêm thời gian thì việc nên làm là yêu cầu gia hạn thời gian hoàn thành thay vì cố gắng hoàn thành bằng mọi giá. Từ những bài học này, biên dịch viên sẽ có khái niệm rõ ràng hơn về thực tế những gì có thể làm và những gì không thể đạt được.

Bài viết khác

Danh mục

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

Luôn cập nhật các tin tức và ý kiến dịch thuật từ chuyên gia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2022 - Hi5! Media