Chuyện Kinh dị trong Dịch thuật: Khi những lỗi nhỏ có thể dẫn đến hậu quả đáng sợ

Bài Viết

Chuyên gia / Người dịch / Kiến thức / Chia sẻ / Tin tức

Đối với nhiều doanh nghiệp, toàn cầu hóa có thể là một nhiệm vụ quá sức. Việc đảm bảo rằng màu sắc, hình ảnh và thông điệp của thương hiệu có thể tạo ra tiếng vang tại các thị trường trên toàn thế giới có thể là điều khó khăn. Bất cứ lỗi sai nào trong quá trình cũng gây ra tổn thất đáng kể đối với danh tiếng của thương hiệu.

Mặc dù đã nỗ lực hết sức để dịch các nội dung của mình, một số thương hiệu vẫn mắc những sai lầm trong bản địa hóa và gánh chịu những hậu quả nặng nề về chi phí. Dưới đây là một số câu chuyện kinh dị như vậy.

Nhà sản xuất ô tô cung cấp bản dịch tên thương hiệu mang nghĩa chết chóc
Hãng Mercedes-Benz gia nhập thị trường Trung Quốc với tên thương hiệu là “Bensi”, trong tiếng địa phương có nghĩa là “rush to die” (“vội vàng chết”). Đây chắc hẳn không phải là điều mà bạn nghĩ đến khi bước lên chiếc xe của mình.
Tương tự như vậy, công ty American Motors đã cho ra mắt loại ô tô kích thước trung bình tên “the Matador” vào đầu những năm 1970 ở Puerto Rico. Cái tên này muốn truyền tải sự dũng cảm và sức mạnh. Nhưng trong tiếng Tây Ban Nha, “Matador” có nghĩa là kẻ sát nhân. Và ở một đất nước với những con đường đầy rẫy nguy hiểm, cái tên này đã không khiến những người tái xế cảm thấy tự tin chút nào.

Bản dịch câu khẩu hiệu đáng sợ trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống
Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng việc sử dụng hình ảnh nhất quán sẽ truyền tải thông điệp thương hiệu rõ ràng, một số công ty đã bỏ qua tầm quan trọng của việc bản địa hóa các câu khẩu hiệu của mình.
Vào những năm 1960, Pepsi mở rộng vào Trung Quốc với khẩu hiệu “Come Alive with Pepsi” (“Sảng khoái cùng Pepsi”). Thật không may, nó lại được dịch thành “Pepsi brings your ancestors back from the dead” (“Pepsi mang tổ tiên bạn trở về từ cõi chết”). Chẳng cần phải nói gì thêm nữa, chiến dịch đặc biệt này đã nhanh chóng chấm dứt.

Hãng Schweppes cũng gặp phải lỗi dịch sai tên sản phẩm khi cho ra mắt sản phẩm “nước uống tonic” ở thị trường Ý mà không nhận ra rằng tên sản phẩm đã được dịch thành “Schweppes Toilet Water” (“Nước vệ sinh Schweppes”).

Mặc dù khi nhớ lại, những lỗi này có vẻ khá hài hước nhưng chúng có thể khiến khách hàng tránh xa và hủy hoại danh tiếng của thương hiệu trên khắp thế giới. Đó là lý do vì sao điều quan trọng đối với các doanh nghiệp là phải chú ý đến các chi tiết, sử dụng các dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp và có các nhân lực tại thị trường địa phương để xem xét nội dung trước khi triển khai trên toàn cầu.

Thùy Dung – Trainee translator

Bài viết khác

Danh mục

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

Luôn cập nhật các tin tức và ý kiến dịch thuật từ chuyên gia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2022 - Hi5! Media