VAI TRÒ CỦA SÁNG TẠO TRONG DỊCH THUẬT

Bài Viết

Chuyên gia / Người dịch / Kiến thức / Chia sẻ / Tin tức

SÁNG TẠO VÀ DỊCH THUẬT

Nhiều người thường hiểu lầm rằng dịch thuật là một quá trình đơn giản trong đó người dịch không để lại nhiều dấu ấn. Nghĩa là người dịch chỉ đơn thuần là một cầu nối qua đó ngôn ngữ này sẽ được chuyển đổi sang ngôn ngữ kia. Tuy nhiên thực tế lại chứng minh một điều khác. Một người dịch có kỹ năng sẽ đưa vào bản dịch của họ một mức độ sáng tạo hợp lý. Hành động dịch và quá trình sáng tạo hầu như không thể tách rời nhau, đặc biệt trong là trong lĩnh vực dịch văn học.

TẠI SAO NGƯỜI DỊCH CẦN PHẢI SÁNG TẠO?

Sáng tạo là chìa khóa để một người dịch có kỹ năng xử lý được một số vấn đề phổ biến nhất trong dịch thuật. Thông thường, người dịch sẽ bị giằng xé giữa việc thể hiện hình thức hay nội dung. Sáng tạo là thứ có thể tìm thấy sự cân đối hài hòa giữa hai yếu tố này, và vì thế nên toàn bộ quá trình dịch thuật sẽ mang hơi hướng nghệ thuật nhiều hơn là khoa học. Ngoài ra, không nên áp dụng kỹ thuật dịch theo nghĩa đen. Thay vào đó, hãy dịch sao cho có thể truyền tải đầy đủ ý nghĩa của văn bản gốc, bao gồm cả bối cảnh văn hóa. Một số ngôn ngữ sử dụng những thành ngữ và câu nói không tồn tại trong các ngôn ngữ khác. Đa số thành ngữ và câu nói trong số này được dựa vào các yếu tố văn hóa mà thậm chí có thể không tồn tại trong nền văn hóa của ngôn ngữ đích.

Một trong những thể loại khó dịch nhất là dịch thơ. Phương pháp dịch trực tiếp theo nghĩa đen đơn giản là không đủ để truyền tải nội dung, bởi trong thơ còn có những vấn đề như vần điệu, hình ảnh, nhịp điệu, và mạch thơ cần phải xem xét đến. Cuốn Đạo Đức Kinh, theo một số tài liệu sẵn có là văn bản được dịch nhiều thứ hai trên thế giới – chỉ sau Kinh Thánh – là một ví dụ hoàn hảo cho việc này. Bản gốc bằng tiếng Trung Quốc được viết như một bài thơ, với nhịp điệu và vần điệu đặc trưng. Văn bản này cũng truyền tải một thông điệp bí truyền và khó nắm bắt. Để dịch Đạo Đức Kinh sang một ngôn ngữ khác mà vẫn lưu giữ được mọi khía cạnh của bản gốc là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Để biết thêm về những phiên bản lý giải sáng tạo nhưng khác nhau, bạn có thể tham khảo Dự án So sánh Đạo Đức Kinh trong đó so sánh 29 bản dịch khác nhau theo dạng cột.

SÁNG TẠO Ở MỨC ĐỘ NÀO?

Có nhiều mức độ sáng tạo khác nhau, và quá ít hoặc quá nhiều có thể dẫn đến những kết quả không mong muốn. Quá ít sáng tạo có thể dẫn đến một bản dịch nhạt nhẽo và giọng điệu không chính xác, trong khi đó quá nhiều sáng tạo có nguy cơ làm mất đi ý định ban đầu của văn bản và thay thế bằng ý định riêng của người dịch. Một bản dịch lý tưởng sẽ sử dụng “Nguyên tắc Goldilocks” – tức là không sáng tạo quá nhiều hay quá ít mà ở đúng mức vừa phải. Tất nhiên, để thực hiện thành công nhiệm vụ khó khăn này thì người dịch cần phải nắm vững ngôn ngữ đích và có kiến thức rất tốt về ngôn ngữ gốc. Ngoài ra, việc này cũng đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc về nền văn hóa gắn liền với cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. Vì vậy, khi bạn đang trong quá trình dịch, hãy luôn nhớ rằng dịch không chỉ đơn giản là làm việc với từ ngữ. Một dịch giả bậc thầy cần phải vừa dịch nghĩa của từ và đồng thời cũng cần phải diễn giải cả bối cảnh văn hóa đi kèm.

(Nguồn: Tham khảo)

Bài viết khác

Danh mục

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

Luôn cập nhật các tin tức và ý kiến dịch thuật từ chuyên gia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2022 - Hi5! Media