Bài Viết
Chuyên gia / Người dịch / Kiến thức / Chia sẻ / Tin tức
Tên của mỗi thương hiệu trên toàn thế giới đều mang ý nghĩa sâu sắc và cần được hiểu theo nghĩa rộng, và không ở nơi nào điều này lại đúng như ở Trung Quốc. Để không bỏ lỡ thị trường to lớn và đầy tiềm năng này, các thương hiệu phương Tây luôn phải tìm cách bản địa hoá tên thương hiệu của mình sang tiếng Trung Quốc. Đơn giản là , nếu không làm vậy, tên thương hiệu của họ sẽ vô nghĩa hoặc nghe rất kỳ cục. Và điều đó không hề đơn giản: liệu bạn có đồng thời dịch được tên mà vẫn bảo tồn được ngữ âm, ý nghĩa, hoặc tạo ra một cái gì đó mới không?
Sau đây là ví dụ về 12 thương hiệu đã làm được điều này.
#1 Thương hiệu: Nike
Tên Phiên âm: Nai Ke
Ý nghĩa: Kiên trì và bền bỉ
Tên thương hiệu tiếng Trung Quốc của Nike được cho là ấn tượng nhất không chỉ vì nó nghe giống nhau ở cả hai ngôn ngữ, mà nó còn có nghĩa sâu sắc và phù hợp với sản phẩm của hãng. Mặc dù nếu xét về độ nổi tiếng, có lẽ thương hiệu này không cần phải dịch.
#2 Thương hiệu: Coca-Cola
Tên Phiên âm: Ke Kou Ke Le
Ý nghĩa: Tasty Fun (tạm dịch là: Uống là Vui)
Dù không giống được ý nghĩa của tên gốc nhưng tên thương hiệu tiếng Trung của Coca-Cola đã thành công ở hai điểm: giữ được ngữ âm (nghe na ná nhau) và tạo được ý nghĩa (Coca-cola khi đọc lên trong tiếng Trung sẽ không có nghĩa gì cả). Việc dịch tên thương hiệu theo cách này sẽ đem đến cơ hội thành công lớn vì nó nghe giống nhau trên toàn thế giới.
#3 Thương hiệu: BMW
Tên Phiên âm: Bao ma
Ý nghĩa: Bảo Mã
Trong tiếng Trung Quốc, ngựa là một từ mang ý nghĩa tích cực, rất lý tưởng để đưa vào tên thương hiệu. Những từ mang nghĩa tốt đẹp khác được kể đến đều rất rõ ràng, “le” và “xi”, hay hạnh phúc; “li”, nghĩa là “sức khỏe” hoặc “sức mạnh”; và “fu”, được dịch là “may mắn” hoặc “tốt lành”.
#4 Thương hiệu: Heineken
Tên Phiên âm: Xi Li
Ý nghĩa: Happiness Power
Heineken tận dụng hai từ mang nghĩa tích cực làm tên thương hiệu tiếng Trung Quốc của mình. Bằng cách thay đổi tên phiên âm để nó nghe không giống với nguyên bản, nó có thể được coi là một thương hiệu trong nước.
#5 Thương hiệu: Tide
Tên Phiên âm: Tai Zi
Ý nghĩa: Gets Rid of Dirt (tạm dịch là: Đánh tan Vết bẩn)
Những đặc điểm được sử dụng ở đây rất quan trọng: dùng những từ nghe có vẻ giống nhau nhưng được viết khác nhau sẽ có nghĩa là “quá hoa mỹ”.
#6 Thương hiệu: Reebok
Tên Phiên âm: Rui bu
Ý nghĩa: Quick steps (tạm dịch là: Bước chân thần tốc)
Tên tiếng Trung Quốc của thương hiệu giày chạy bộ này cho khách hàng ý tưởng về sản phẩm mà họ có ý định mua, đồng thời truyền tải tinh hoa mà tên tiếng Anh không đạt được.
#7 Thương hiệu: Colgate
Tên Phiên âm: Gao Lu Jie
Ý nghĩa: Revealing Superior Cleanliness (tạm dịch là: Răng Sạch Rạng ngời)
Người Trung Quốc chắc chắn sẽ không muốn chải răng với loại kem đánh răng nào khác, vì rất khó để đánh bại một thứ gì đó cao cấp!
#8 Thương hiệu: Lay’s
Tên Phiên âm: Le Shi
Ý nghĩa: Happy Things (tạm dịch là: Những Điều Hạnh phúc)
Tên Trung Quốc của Lay’s gần như là sự mô phỏng âm thanh, nhưng chủ yếu sử dụng những từ mang nghĩa tích cực để bán được sản phẩm của họ.
#9 Thương hiệu: Citibank
Tên Phiên âm: Hua Qi Yin Hang
Ý nghĩa: Star-spangled banner bank (tạm dịch là: Ngân hàng lá cờ lấp lánh ánh sao)
Dù đã có mặt ở 160 quốc gia trên thế giới, Citibank vẫn nhắc đến gốc Mỹ của mình trong tên thương hiệu tiếng Trung Quốc, tập trung vào mặt ý nghĩa hơn là âm thanh.
#10 Thương hiệu: Marriott Hotel
Tên Phiên âm: Wan hao
Ý nghĩa: 10,000 wealthy elites (tạm dịch là: 10.000 thành phần thượng lưu giàu có)
Là chủ sở hữu của Khách sạn Ritz-Carlton và Khách sạn Bulgari, tên thương hiệu tiếng Trung Quốc của Marriott nhắm vào thị trường cao cấp trong ngành khách sạn.
#11 Thương hiệu: Marvel
Tên Phiên âm: Man wei
Ý nghĩa: Comic power (tạm dịch là: Sức mạnh của truyện tranh)
Được ghi trên tờ New York Times, các chuyên gia tư vấn đã tìm ra được cái tên này, nó “gần đúng phát âm, âm tiếng nước ngoài và vô cùng thích hợp với các siêu anh hùng với ý nghĩa là “sức mạnh của truyện tranh.”
#12 Thương hiệu: Mr. Muscle
Tên Phiên âm: Wei Meng Xian Sheng
Ý nghĩa: Mr. Powerful (Ngài Sức mạnh)
Ban đầu, Mr. Muscle đã không được dịch khi được xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng sau đó gặp phải một vấn đề: khi người Trung Quốc bản địa nói ra cái tên này, nó nghe giống như ‘Mr. Chicken Meat (ông Thịt Gà).’ Do vậy nên cần có một cái tên mới mang nghĩa tương tự và Mr. Powerful ra đời từ đây.
(Nguồn: Tham khảo)
Bài viết khác
Danh mục
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin