Dịch thuật vs Bản địa hóa

Bài Viết

Chuyên gia / Người dịch / Kiến thức / Chia sẻ / Tin tức

Nhờ có Internet, thế giới của chúng ta giờ đây được kết nối hơn bao giờ hết. Không chỉ có thông tin và những ý tưởng, mà các sản phẩm và dịch vụ cũng đang được chia sẻ khắp nơi trên thế giới.

Với 70% tổng số người sử dụng internet đang lướt web bằng một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh, công việc dịch thuật và bản địa hóa công ty hay sản phẩm của bạn là cách tốt nhất để tận dụng hiệu quả thị trường toàn cầu.

Để giúp bạn xác địch được điều nào sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của bạn, dịch thuật hay bản địa hóa, bài viết này xin đưa ra những điểm khác biệt cơ bản giữa hai dịch vụ này.

Dịch thuật

  • Dịch thuật biểu đạt ý nghĩa thông qua ngôn ngữ.
  • Dịch thuật thường chỉ xử lý nội dung ngôn ngữ, dạng nói hay dạng viết.
  • Dịch thuật yêu cầu kiến thức tinh thông về cả hai ngôn ngữ đích và nguồn, cũng như sự đào tạo chuyên môn về các quy trình và thuật ngữ của một ngành cụ thể.
  • Dịch thuật là một công cụ hữu hiệu để tạo ra thông tin chung cho nhiều người: bao bì và nhãn mác, bảng chỉ dẫn, thông tin liên lạc nội bộ như tài liệu tập huấn, lời nhắn, và tài liệu chính thức, có thể chỉ cần được dịch thay vì được bản địa hóa.
  • Dịch vụ dịch thuật thường được chi trả theo từ. Thêm vào đó, độ dài của văn bản cũng có thể ảnh hưởng đến giá của bản dịch, các dự án lớn hơn sẽ có mức giảm giá kèm theo.
  • Ngôn ngữ thường khác nhau ở cấu trúc và ưu tiên trật tự từ, và bản dịch phù hợp nhất cho một thuật ngữ cụ thể sẽ phụ thuộc vào ngữ cảnh. Dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp nên luôn luôn được sử dụng để đảm bảo rằng thông điệp của bạn được truyền đạt một cách chính xác và hiệu quả đến ngôn ngữ đích.

Hãy tìm một nhà cung cấp dịch vụ ngôn ngữ đưa ra sự kiểm soát chất lượng thông qua biên tập viên và những người đọc soát, cũng như làm việc với các biên dịch viên chuyên nghiệp, những người sử dụng ngôn ngữ đích bản địa.

Bản địa hóa

  • Nội dung được bản địa hóa không được dịch trực tiếp mà thay vào đó, được làm cho phù hợp để diễn đạt một thông điệp mang nghĩa tương tự trong văn hóa đích.
  • Bản địa hóa xem xét đến các yếu tố cảm xúc nền tảng như các giá trị văn hóa, xu hướng xã hội, phản ứng thông thường với một chủ đề nhất định, và các ý nghĩa có thể có cho một thuật ngữ cụ thể.
  • Vượt qua phạm vi của từ ngữ, bản địa hóa bao gồm cả các chi tiết về định dạng ngày và thời gian, đồ họa, các yếu tố thị giác, và cả màu sắc.
  • Bản địa hóa thường được dùng để nhắm đến các yếu tố nhân khẩu học cụ thể của một nhóm đối tượng khán giả sử dụng ngoại ngữ.

Bản địa hóa cần thiết cho nội dung mang mục đích tạo ra kết nối cảm xúc, tăng cường mối quan hệ với khán giả, hay thiết lập danh tính thương hiệu trong một thị trường mới.

  • Bản địa hóa thường được sử dụng cho tài liệu tiếp thị, website, mô tả sản phẩm, khẩu hiệu, chiến dịch truyền thông đại chúng, và gaming.
  • Ngành công nghiệp game thường xuyên sử dụng bản địa hóa, không chỉ về ngôn ngữ và văn hóa, mà còn về phần cứng và phần mềm, pháp lý, âm nhạc và hình ảnh.
  • Tùy vào phạm vi của dự án, bản địa hóa có thể được thanh toán theo từng từ, từng giờ, hay bằng một mức phí không đổi.
  • Bản địa hóa yêu cầu nhận biết được những yếu tố nhạy cảm trong văn hóa bản địa. Ngay cả một người dịch chuyên nghiệp, có hiểu biết sâu về văn hóa bản địa, cũng không chắc có được các kỹ năng cần thiết để bản địa hóa hiệu quả một thông tin nhất định, ví dụ như nhãn hiệu sản phẩm hay những chỉ dẫn an toàn.

Hãy tìm kiếm một nhà cung cấp dịch vụ ngôn ngữ làm việc với những biên dịch viên và nhà tư vấn bản địa, những người biết rõ về thị trường và văn hóa đích.

(Nguồn: Tham khảo)

Bài viết khác

Danh mục

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

Luôn cập nhật các tin tức và ý kiến dịch thuật từ chuyên gia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2022 - Hi5! Media