Bài Viết
Chuyên gia / Người dịch / Kiến thức / Chia sẻ / Tin tức
ISO 17100 khác với chuẩn mực tiền nhiệm EN 15038 như thế nào? Và những tác động lên các nhà cung cấp dịch vụ ngôn ngữ cùng khách hàng của họ là gì?
Vào tháng 5 năm 2015, một tiêu chuẩn toàn cầu mới cho dịch vụ dịch thuật đã được áp dụng – ISO 17100 (Dịch vụ dịch thuật và các Yêu cầu đối với dịch vụ dịch thuật) với kỳ vọng thay thế hoàn toàn cho BS EN 15038 (Dịch vụ dịch thuật và các Yêu cầu về dịch vụ). Sự giống nhau của hai tiêu chuẩn này đã được thể hiện trong chính tên gọi của chúng. Bài viết này sẽ so sánh hai tiêu chuẩn này và nhận định các tác động của chúng lên các bên.
Sự khác nhau về con người tham gia vào qui trình dịch thuật chính (TEP)
Theo EN 15038 thì những người tham TEP gồm:
- Dịch thuật viên (Translators)
- Người soát xét (Revisers)
- Người đánh giá và đọc soát (Reviewers & Proofreaders)
Theo ISO 17011:
- Gồm con người trong EN 15038
- Giám đốc dự án (Project Manager – PM)
- Khách hàng (Client)
Vậy tại sao lại cần có PM và Khách hàng tham gia vào qui trình dịch thuật chính (TEP)? Câu trả lời từ giám đốc dự án của AMVN là vì “ngành dịch thuật hiện đại là một quá trình quản trị và vận hành một qui trình nhiều bước để cho ra sản phẩm cuối cùng. Các cá nhân tham gia vào một qui trình có thể rải rác khắp toàn cầu và cần sự kết nối tuân theo một qui tắc nhất định để hoàn thành dự án. Và giám đốc dự án sẽ là người kiểm soát, kết nối để đảm bảo mọi khâu được khớp hoàn hảo. Mặt khác, khách hàng thường là người hiểu yêu cầu và tài liệu của họ nhất, vì thế họ cần tham gia hỗ trợ để đạt được cái yêu cầu. Ví dụ thuật ngữ, văn phong, văn hóa là điển hình cho vấn đề này.”
Mục tiêu hướng đến
Có sự khác nhau rõ ràng ở mục tiêu hướng đến đó là EN 15038 hướng vào bản dịch cuối cùng mà khách hàng được nhận. Còn ISO 17100 hướng vào qui trình xử lý để cho ra bản dịch đó. Hay nói một cách khác là 1 tiêu chuẩn hướng đến sản phẩm (product) và tiêu chuẩn còn lại hướng đến qui trình (process).
Sự khác nhau này là do mục tiêu được đặt ra khi xây dựng mỗi tiêu chuẩn, hơn nữa ISO theo truyền thống luôn hướng đến các qui trình để tạo ra các sản phẩm mong đợi.
Vai trò của việc quản lý dự án
Một rõ rệt khác là vai trò của việc quản lý dự án được yêu cầu trong môi tiêu chuẩn. Khi vài trò của hoạt động này trong EN 15038 là rất nhỏ thì ISO 17100 lại khác hoàn toàn. ISO 17100 đề cao vai trò chủ đạo của việc quản lý dự án dịch thuật. Điều này cũng dễ hiểu khi ISO 17100 tập trung vào qui trình nên cần có hoạt động quản trị qui trình dự án. Và vai trò của Giám đốc dự án là tối quan trọng, quyết định đến chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng khi là người lựa chọn đội ngũ và đưa ra cách thực hiện các dự án.
Yêu cầu về bảo mật
Bảo mật thông tin là một khía cạnh mới mà không được xét đến trong EN 15038. Theo một số sự kiện hiện nay, nhận thức về sự bảo mật thông tin trong quá trình dịch (tức là gửi, lưu trữ và/hoặc xóa tài liệu) đã tăng lên đáng kể (xem 4.5 và 6.2).
EN 15038 không đặt ra các yêu cầu về bảo mật mà chỉ tập trung đề cập đến các yêu cầu về sản phẩm. Vì vậy thông thường các bên liên quan sẽ được yêu cầu ký NDA (Thỏa thuận không tiết lộ). Vấn đề bảo mật thông tin được nêu chi tiết và là điều kiện bắt buộc trong ISO 17100 khi chỉ ra rằng mọi hoạt động luôn được thực hiện bảo mật thông tin khách hàng, khi mà tất cả mọi nhân lực tham gia đều có thể tiếp cận với các thông tin mật mà khách hàng cung cấp.
Phạm vi
Mặc dù tên của cả hai tiêu chuẩn gần như giống hệt nhau, sự khác biệt trong nội dung về trọng tâm và phạm vi là khá đáng kể. Trong khi EN 15038 tập trung chủ yếu vào sản phẩm (bản dịch), ISO 17100 phác thảo ra quy trình dịch thuật. Quy trình này bao gồm các hoạt động trước khi dịch, trong khi dịch (dịch và sửa đổi) cũng như sau khi dịch (thông tin phản hồi, lưu trữ hay xóa tài liệu). Tiêu chuẩn mới cũng đưa ra một tầm quan trọng đặc biệt về những người tham gia dịch chính, cũng như vai trò và trình độ của họ.
Cùng xét lại từ đầu: Phạm vi của tiêu chuẩn ISO 17100 chi tiết hơn EN 15038. Tuy vậy, dịch vụ phiên dịch vẫn chưa được bao gồm, trong khi máy dịch và hiệu đính bị loại trừ rõ ràng trong tiêu chuẩn mới.
Các yếu tố quan trọng khác
Có một số yếu tố quan trọng giúp đạt được các bản dịch chất lượng cao. Ví dụ, mục tiêu của tiêu chuẩn mới là để đạt được một quá trình làm việc chắc chắn và rõ ràng. Thêm nữa, hai yếu tố chính đảm bảo công việc chất lượng cao: nguyên tắc kiểm tra chéo (còn được gọi là ” nguyên tắc bốn mắt”) và phương pháp ưa dùng là lựa chọn một người dịch bản xứ của ngôn ngữ đích (“nguyên tắc người bản xứ”).
Nguyên tắc kiểm tra chéo được nêu ra rõ ràng trong tiêu chuẩn ISO 17100, do việc rà soát bất kỳ bản dịch nào đều mang tính bắt buộc (xem 5.3.3). Lý do cho điều này rất rõ ràng: Một lượt kiểm tra bản dịch lần hai và độc lập bằng cách so sánh văn bản nguồn và văn bản đích sẽ giúp nâng cao chất lượng, đảm bảo sự thống nhất về thuật ngữ, và tránh những hiểu lầm và những sai sót do bất cẩn.
Ngạc nhiên là, nguyên tắc người bản xứ bị bỏ qua trong quy trình chuẩn. Lý do gì khiến nguyên tắc này bị bỏ qua? Thực ra, tiêu chuẩn mới có mô tả cách xử lý các dự án dịch thuật với nguồn lực hạn chế. Ví dụ, nếu một tài liệu phải được dịch từ tiếng Việt sang tiếng Hà Lan, có thể sẽ rất khó để tìm được một người bản xứ Hà Lan có đủ khả năng để dịch các văn bản nguồn từ tiếng Việt. Để khắc phụ tình thế khó xử này, có hai lựa chọn:
- Sử dụng một ngôn ngữ trung gian (có thể là tiếng Anh). Sau khi các văn bản tiếng Việt được dịch sang tiếng Anh, chúng sẽ được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Hà Lan. Quá trình này làm tăng khả năng xảy ra sai sót và có thể thay đổi nội dung của văn bản do đã được chuyển ngữ hai lần (“Tam sao thất bản”).
- Chọn một người bản xứ Hà Lan có năng lực tiếng Việt đủ để xử lý văn phong và các thuật ngữ phù hợp trong văn bản đích (xem 3.1.3f).
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng một tiêu chuẩn luôn cần phải bao hàm được một phạm vi lớn các trường hợp, do đó nó cần phải được giữ tính phổ quát. Vì vậy, lựa chọn thứ hai thích hợp hơn để giải quyết vấn đề khúc mắc này.
Một nguyên tắc mới được đưa ra trong tiêu chuẩn ISO 17100 là năng lực trong mỗi lĩnh vực. Những người tham gia quá trình dịch không đơn thuần là chỉ cần có các kỹ năng về ngôn ngữ và ngữ pháp, mà còn phải có khả năng thích ứng với văn phong của mỗi lĩnh vực và xác định đối tượng khán giả một cách phù hợp. Đây cũng là một yếu tố để nâng cao chất lượng bản dịch.
Tác động của tiêu chuẩn toàn cầu mới
a) Đối với nhà cung cấp dịch vụ dịch thuật
Là một tiêu chuẩn tiền nhiệm của ISO 17100, EN 15038 rất thông dụng trong ngành dịch (đặc biệt cho các nhà cung cấp dịch vụ dịch thuật ở châu Âu hay các nhà cung cấp đang làm việc với các công ty châu Âu). Và việc tương đồng nhiều tiêu chí giúp cho những công ty ngôn ngữ dễ thích nghi hơn với ISO 17100 khi đã đang vận hành EN15038. Tuy nhiên với ISO 17100 thì cần phải chú trọng việc ghi chép các tiến trình cũng như hồ sơ dự án để đảm bảo sự hợp chuẩn. Các bằng chứng luôn được yêu cầu khi đánh giá tuân thủ hàng năm. Vì vậy việc tăng nhân lực, tăng chi phí và giá thành là điều cần tính tới. Nhưng bù lại thì doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt hơn, tiết kiệm chi phí hơn và đạt được sự hài lòng của khách hàng hơn.
Một khó khăn lớn đối với những công ty dịch thuật chưa vận hành EN 15308 thì việc lên thẳng ISO 17100 có thể cần nhiều thời gian và tốn kém. Hơn nữa đa phần những doanh nghiệp này đều chưa khẳng định được vị thế trên thị trường nên đây thực sự là khoản đầu tư lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khía cạnh chính cần phải xét đến là trình độ của nhà quản lý dự án. Do đây là một tiêu chuẩn có phạm vi toàn cầu, việc giành được khách hàng càng ngày càng quan trọng. Chứng chỉ này có thể hữu ích khi chỉ cho khách hàng thấy được các nhu cầu và yêu cầu của họ có thể được đáp ứng.
b) Đối với khách hàng
Tiêu chuẩn mới ISO 17100 cho khách hàng một cái nhìn sâu sắc về quá trình làm việc: “chiếc hộp đen” trước đây (quá trình chuyển văn bản nguồn thành văn bản đích) giờ đã minh bạch hơn và do đó dễ hiểu hơn. Tiêu chuẩn này cũng giúp tạo ra một danh sách quy chuẩn được xác định rõ vã có thể hữu ích khi khách hàng đang tìm kiếm dịch vụ dịch thuật.
ISO 17100 đề ra rất nhiều công việc chuẩn bị trước khi bắt đầu dịch. Dù việc chuẩn bị này có thể khá tốn thời gian và phát sinh thêm chi phí, rất có thể nó cũng sẽ dẫn đến một sản phẩm tốt hơn.
Nhờ tiêu chuẩn mới, mối hợp tác giữa nhà cung cấp dịch vụ dịch thuật và khách hàng đang được cải thiện, và tính đồng vận của các cuộc đối thoại sẽ giúp nâng cao chất lượng của văn bản nguồn và văn bản đích.
Cách phân phối tiêu chuẩn mới
Nếu một nhà cung cấp dịch vụ dịch thuật muốn vận hành ISO 17100, có ba cấp độ để áp dụng các yêu cầu của tiêu chuẩn này: tuyên bố về tính phù hợp, đăng ký, và chứng nhận.
Cách dễ nhất là tuyên bố sẵn sàng phù hợp. Tuy nhiên, không có đảm bào nào cho tính phù hợp trong cấp thấp nhất này. Thứ hai, một số công ty đưa ra dịch vụ đăng ký, khách hàng cần chi trả để được liệt kê vào ngân hàng dữ liệu. Tuy nhiên, không có sự kiểm chứng nào và một lần nữa, tính phù hợp cũng không được đảm bảo. Cấp độ cao nhất là chứng nhận, khi đó một nhà chứng nhận bên ngoài sẽ kiểm tra quy trình của nhà cung cấp dịch vụ dịch thuật. Giấy chứng nhận sẽ được cấp chỉ khi nhà cung cấp qua được sự kiểm chứng thành công.
Mặc dù ISO 17100 hiện đang được thẩm định, chứng nhận của nó sẽ vẫn giữ hiệu lực. Các nhà cung cấp dịch vụ dịch thuật đang lên kế hoạch để được cấp giấy chứng nhận sẽ được tư vấn để đợi phiên bản mới, nếu có thể.
Tiêu chuẩn áp dụng tại AMVN
Tại AMVN, chúng tôi đã dành sự quan tâm đầu tư sớm đối với việc vận hành các hệt hống chất lượng vào việc cung cấp dịch vụ dịch thuật. Hiện do chưa có đơn vị nào đánh giá chứng nhận ISO 17100 tại Việt Nam nên chúng tôi xây dựng một chiến lược độc lập để đạt được các yêu cầu này. Cụ thể chúng tôi là được BSI chứng nhận đạt ISO 9001:2015 và cùng với đó là xây dựng các bộ thực hành chuẩn (SOP) cho từng dịch vụ. Theo đó chúng tôi kỳ vọng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.
Bài viết khác
Danh mục
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin