Bài Viết
Chuyên gia / Người dịch / Kiến thức / Chia sẻ / Tin tức
Ngày nay, tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ phổ biến trên thế giới, nhưng liệu bạn biết được bao nhiêu trong số những từ tiếng Anh mà chúng ta sử dụng hàng ngày được vay mượn từ các ngôn ngữ khác?
Theo Dictionary.com, nếu mở một cuốn từ điển tiếng Anh ra, bạn sẽ thấy có khoảng 80 phần trăm từ có gốc được vay mượn từ ngôn ngữ khác. Tiếng Latinh và tiếng Pháp là hai nguồn để vay từ nhiều nhất. Trong khi tiếng Latinh là nguồn từ mượn lớn nhất thì tiếng Pháp là nguồn để vay từ mới quan trọng nhất.
Một số từ mượn rất dễ nhận ra, chẳng hạn như từ “entrepreneur” (người khởi nghiệp). Còn có những từ đã gắn kết với tiếng Anh đến nỗi bạn có thể ngạc nhiên khi biết đó là những từ mượn. Sau đây là một số ví dụ:
1. Leg (cẳng chân): Nếu tiếng Anh không mượn từ “leggr” trong tiếng Na Uy cổ (Old Norse) thì có lẽ chúng ta vẫn đang gọi chi dưới là “shrank (ống chân)”.
2. Skin (da): “Skin” cũng có nguồn gốc từ tiếng Na Uy cổ. Từ đồng nghĩa của người Anglo-Saxon là “hide”.
3. Sky (bầu trời): bắt nguồn từ một từ tiếng Na Uy cổ có nghĩa là “đám mây (cloud)”, thay thế cho từ “heofon” của người Anglo-Saxon vào khoảng năm 1300.
4. They, their và them (những đại từ ngôi thứ ba số nhiều): Những đại từ này có nguồn gốc từ tiếng Na Uy cổ “þeir,” và thay cho các đại từ số nhiều là “hie”, “hire” và “heora”.
5. Science (khoa học) của tiếng Anh có nguồn gốc trực tiếp từ tiếng Pháp cổ. Đổi lại, tiếng Pháp cũng mượn từ này từ từ “scientia” trong tiếng Latinh, có nghĩa là “kiến thức”.
6. War (chiến tranh): Theo Từ điển Từ nguyên học Trực tuyến, “war” có nguồn gốc từ từ tiếng Pháp cổ của miền Bắc “werre.” Trước khi vay mượn từ này, tiếng Anh cổ có nhiều từ mang tính thi vị cho từ “war” như “wig, guð, heaðo, hild”, nhưng từ thường dùng để dịch từ “bellum” (chiến tranh) trong tiếng Latinh là “gewin” (đấu tranh, xung đột).
7. Person (người/nhân vật/ngôi/v.v.): “Person” là một từ nữa có gốc Latinh và Pháp. Nguồn gốc của “person” là từ “persone” trong tiếng Pháp cổ, và bản thân từ này cũng là một từ tiếng Pháp vay mượn từ từ “persona” của tiếng Latinh.
8. Cockroach (con gián): Loài côn trùng phổ biến này có tên tiếng Anh được đặt theo từ “cucaracha” của tiếng Tây Ban Nha. Cucaracha trở thành “cockroach” thông qua một quá trình gọi là “từ nguyên học dân gian”, khi mà mọi người bắt đầu thay các yếu tố của từ tiếng Tây Ban Nha xa lạ bằng một chút âm tiếng Anh nghe quen tai hơn.
9. Very (thực sự/riêng/chính/v.v): Tính từ thông dụng nhất trong tiếng Anh bắt nguồn từ một từ tiếng Pháp cổ – “verai”, có nghĩa là “đúng, trung thực, chân thành; phải, chỉ là, hợp pháp.”
10. Alcohol (rượu) thực ra là một từ tiếng Ả Rập. Bạn có thể thắc mắc: Vậy làm sao tiếng Anh có thể vay mượn thuật ngữ “rượu” từ một nền văn hóa mà thậm chí không uống rượu? Theo Từ điển Từ nguyên học Trực tuyến, từ này có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập cổ để chỉ bút kẻ mắt, “al-kuhul.” Ngày đó, “kohl (chì kẻ mắt)” làm bằng antimon dạng bột được sản xuất trong quá trình thăng hoa:
“Mỹ phẩm dạng bột” là nghĩa ban đầu trong tiếng Anh; vào những năm 1670 định nghĩa này được mở rộng thành “bất kỳ chất thăng hoa, dạng nguyên chất nào của bất kỳ thứ gì”, bao gồm cả các mỹ phẩm dạng lỏng.”
Như vậy, có thể thấy, ngôn ngữ Anh mà chúng ta đang sử dụng ngày nay đã trải qua một bề dày lịch sử phát triển và giao thoa của biết bao ngôn ngữ khác trên khắp thế giới. Vì thế mà vẫn còn rất nhiều yếu tố trong ngôn ngữ này khiến những ai học nó lâu năm cũng bất ngờ phải không nào.
(Nguồn: Tham khảo)
Bài viết khác
Danh mục
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin