Các tiêu chí của một bản dịch tốt

Bài Viết

Chuyên gia / Người dịch / Kiến thức / Chia sẻ / Tin tức
Một bản dịch tốt phải truyền tải tất cả các ý tưởng của văn bản gốc cũng như các đặc điểm cấu trúc và văn hóa của văn bản gốc. Massoud (1988) đặt ra các tiêu chí cho một bản dịch tốt như sau:

  • Một bản dịch tốt là một bản dịch dễ hiểu.
  • Một bản dịch tốt là một bản dịch gãy gọn và lưu loát
  • Một bản dịch tốt là một bản dịch sử dụng các cụm từ phổ biến hoặc thành ngữ.
  • Một bản dịch tốt truyền đạt, đến mức độ nào đó, sự tinh tế của văn bản gốc.
  • Một bản dịch tốt có khả năng phân biệt ngôn từ ẩn dụ và ngôn ngữ văn chương.
  • Một bản dịch tốt là một bản dịch có thể dựng lại bối cảnh văn hóa/lịch sử của văn bản gốc.
  • Một bản dịch tốt dịch rõ ràng những chữ viết tắt, và các từ, cụm từ phiếm chỉ, bài hát, vần điệu.
  • Một bản dịch tốt là bản dịch truyền tải càng nhiều càng tốt ý nghĩa của văn bản gốc.

Chuyên gia nghiên cứu ngôn ngữ El Shafey lại đưa ra các tiêu chí khác cho một bản dịch tốt, bao gồm ba nguyên tắc chính:

  • Kiến thức về ngữ pháp của ngôn ngữ nguồn cộng với kiến thức về từ vựng, cũng như sự hiểu biết tốt về văn bản cần dịch.
  • Khả năng của người dịch trong việc chuyển thể văn bản cần dịch (văn bản ngôn ngữ nguồn) sang ngôn ngữ đích.
  • Bản dịch cần nắm bắt được phong cách hoặc văn phong của văn bản gốc, bản dịch cần truyền tải được thông điệp của văn bản cần dịch.

Từ một quan điểm khác, El Touny (2001) tập trung vào sự khác biệt giữa các loại dịch khác nhau. Ông chỉ ra rằng có tám loại dịch: dịch chính xác từng từ và từng cụm từ một, dịch sát nghĩa, dịch trung thực, dịch ngữ nghĩa, dịch bản địa hóa, dịch tự do, dịch thành ngữ, dịch giao tiếp. Ông ủng hộ loại dịch giao tiếp là loại dịch truyền tải ý nghĩa của ngữ cảnh, tôn trọng hình thức và cấu trúc của văn bản gốc và là cách dịch dễ hiểu đối với độc giả.
El Zeini (1994) dường như không hài lòng với các tiêu chí để đánh giá chất lượng của bản dịch. Do đó bà đề xuất một mô hình thực tế và phong cách để đánh giá chất lượng trong dịch thuật. Bà giải thích rằng mô hình “đặt các tiêu chí về nội dung cũng như các tiêu chí về phong cách trong dịch thuật ở vị trí quan trọng ngang nhau”. Mô hình này bao gồm một tập hợp các tiêu chuẩn, được chia thành hai loại chính: tiêu chuẩn liên quan đến nội dung và tiêu chuẩn liên quan đến hình thức” và trông đợi rằng bằng cách thực hiện theo các tiêu chí này, “dịch giả có thể giảm thiểu được các lỗi hoặc thiệt hại mà các lỗi dịch này mang lại, cũng như loại bỏ được các vấn đề về việc nội dung bản dịch không trong sáng”.

Bài viết khác

Danh mục

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

Luôn cập nhật các tin tức và ý kiến dịch thuật từ chuyên gia

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

© 2022 - Hi5! Media