Tiếng Anh – Ngôn ngữ Thống trị Thế Giới

Bài Viết

Chuyên gia / Người dịch / Kiến thức / Chia sẻ / Tin tức

Trên 1,4 tỉ người nói tiếng Anh

Theo ước tính, có đến 950 triệu người trên toàn thế giới nói tiếng Anh (Saville-Troike, 2006) chưa tính đến 427 triệu người bản ngữ. Vậy, làm thế nào mà tiếng Anh đạt đến được giai đoạn khi được sử dụng và hiểu, ở mức độ nhiều hay ít, bởi hơn 1/7 dân số thế giới?
Giai đoạn đầu tiên trong quá trình phổ biến ra toàn cầu của ngôn ngữ này là kết quả từ việc xây dựng đế chế của Anh, hay còn được biết đến như là chủ nghĩa đế quốc. Giai đoạn thứ hai là kết quả của sự vượt trội về văn hóa, chính trị và kinh tế của Mỹ, hay còn được biết đến là chủ nghĩa đế quốc kiểu mới.

Đế chế Anh

Ở thời kỳ hoàng kim của mình vào năm 1922, Đế chế Anh là đế chế lớn nhất trong lịch sử, lãnh thổ trải dài khắp một phần tư diện tích đất đai trên Trái đất, với dân số lên đến hơn 450 triệu người.
Giai đoạn này, mục đích chính của nền giáo dục ở các thuộc địa là đào tạo ngôn ngữ tiếng Anh, và sự thành công về mặt học vấn và tài chính trong tương lai của những người sống ở các nước thuộc địa đương thời phụ thuộc chủ yếu vào khả năng tiếng Anh của họ (Phillipson, 1992).
Sau Thế chiến thứ II, khi các nước thuộc địa, bắt đầu giành được độc lập, tiếng Anh vẫn duy trì được ảnh hưởng của mình với việc được lựa chọn là ngôn ngữ chính thức hay ngôn ngữ quốc gia bởi “các lãnh đạo, những người chính là sản phẩm của nền giáo dục thuộc địa cũ” (Phillipson, 1992, p.182).
Các yếu tố này đã góp phần đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thống trị duy nhất, hay ngôn ngữ chính thức tại hơn 75 vùng lãnh thổ với tổng dân số hơn 2,2 tỷ người (Crystal, 1997).

Đế chế Mỹ

Vào ngày 04 tháng 07 năm 1776, mười ba thuộc địa của Anh nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương tuyên bố độc lập và lập nên Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (Mỹ). Nền kinh tế Mỹ kể từ đó đã trở thành nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, và sự tan rã của Liên bang Xô viết vào năm 1991 đã đánh dấu một bước chuyển đưa Mỹ trở thành siêu cường duy nhất của thế giới
Sự vươn ra toàn cầu về ảnh hưởng văn hóa, chính trị và kinh tế của Mỹ đã góp phần đáng kể làm củng cố vị trí thống trị của tiếng Anh trong các thế kỷ 20 và 21.
Mỹ đã tạo nên những ảnh hưởng lớn về âm nhạc trên toàn cầu, trong đó phải kể đến các cái tên như Michael Jackson, Elvis Presley, Eminem, Madonna, và Bob Dylan. Trên sân khấu toàn cầu, sự thống trị mạnh về kinh tế và văn hóa của Hollywood là không thể phủ nhận.
Trong kỷ nguyên thông tin của thế kỷ 21, theo báo cáo có đến 45% các trang web được viết bằng tiếng Anh, điều này cũng không bị ảnh hưởng bởi thực tế rằng 8 trên 10 trang web hàng đầu có lượng truy cập nhiều nhất trên thế giới (tính đến tháng 9 năm 2012) đều nằm ở Mỹ.

Tương lai

Trong thế kỷ 21, Trung Quốc đang ngày càng khẳng định vị trí của mình, thách thức Mỹ về vị trí cường quốc kinh tế số một trên thế giới, nhưng liệu điều này có làm thay đổi sự thống trị về mặt ngôn ngữ hay không vẫn còn là một câu hỏi mở.
Sức mạnh về chính trị, kinh tế, văn hóa, công nghệ cũng như sức mạnh quân sự, nếu đứng đơn lẻ thì khó có thể tạo nên được sự thống trị toàn cầu của một ngôn ngữ. Chỉ có sự kết hợp bền vững của tất cả các sức mạnh kể trên mới có thể làm nên được khác biệt. Một minh họa cho điều trên, tiếng Nhật đã không trở thành một ngôn ngữ thống trị quốc tế (tuy có được nói phổ biến hơn), mặc dù Nhật Bản thành công vượt trội về kinh tế từ năm 1960 đến năm 1990.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận rằng thế giới ngôn ngữ cũng đã có những chuyển biến. Tiếng Anh trong quá khứ đứng sau Tiếng Latin – ngôn ngữ thống trị toàn cầu thời bấy giờ, được Đế chế La mã đưa vào và được duy trì qua nền giáo dục và tôn giáo. Nhưng thời của ngôn ngữ Latin đã bị cắt ngắn với sự trỗi dậy của các đế chế Anh và Mỹ nói trên.
Trên lý thuyết, có thể tiếng Anh, ở thời điểm nào đó trong tương lai, sẽ được kế nhiệm bởi một ngôn ngữ khác, được lan truyền bởi sức mạnh về kinh tế, chính trị và văn hóa của người bản địa nói ngôn ngữ đó.

Tiếng Anh là ngôn ngữ không của tất cả mọi người

Hiện đang có những tranh cãi về việc liệu tiếng Anh có thuộc về tất cả những người nói tiếng Anh hay không. Người bản ngữ được cho là đã đánh mất quyền sở hữu độc quyền tiếng Anh trong một bối cảnh toàn cầu. Thật vậy, người nói tiếng Anh bản xứ có số lượng ít hơn một nửa so với người nói tiếng Anh không phải là người bản xứ. Thực tế rằng tiếng Anh bây giờ thuộc về “tất cả mọi người hay không ai cả” (Wardhaugh, 1987) dường như ngụ ý rằng tiếng Anh sẽ duy trì vị trí độc tôn của mình như là ngôn ngữ thống trị toàn cầu trong suốt thế kỷ 21 và xa hơn nữa.

Bài viết khác

Danh mục

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

Luôn cập nhật các tin tức và ý kiến dịch thuật từ chuyên gia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2022 - Hi5! Media