Be kept up-to-date with expert translation news and opinions
Bài Viết
Chuyên gia / Người dịch / Kiến thức / Chia sẻ / Tin tức
Dịch thuật pháp lý là dịch các văn bản trong lĩnh vực pháp luật. Do pháp luật là một lĩnh vực phụ thuộc vào nền văn hóa, dịch thuật pháp lý không phải là một công việc đơn giản.
Chỉ có những dịch giả chuyên nghiệp chuyên dịch thuật pháp lý có thể dịch các văn bản quy phạm pháp luật và những bài viết học thuật. Ví dụ như, dịch sai một đoạn trong hợp đồng có thể dẫn đến kiện tụng và tốn kém về tiền bạc.
Khi dịch một văn bản trong lĩnh vực pháp luật, biên dịch viên cần nắm vững những điều sau đây. Hệ thống pháp lý của văn bản nguồn (VBN) được cơ cấu một cách phù hợp với nền văn hóa và điều này được phản ánh trong ngôn ngữ pháp lý; tương tự như vậy, văn bản dịch (VBD) là nhằm mục đích phục vụ người đọc là người quen thuộc với hệ thống pháp luật khác (tương ứng với quyền tài phán mà VBD được dịch theo đó) và ngôn ngữ của hệ thống pháp luật đó. Hầu hết các hình thức văn bản quy phạm pháp luật, và cụ thể là hợp đồng, nhắm tới việc thiết lập các quyền và nghĩa vụ được xác định một cách rõ ràng cho một số cá nhân nhất định. Điều này là cần thiết để đảm bảo tính tương ứng chính xác của các quyền và nghĩa vụ này trong văn bản nguồn và trong bản dịch.
Ngoài các khiếm khuyết về thuật ngữ, hoặc các khoảng trống từ vựng, dịch giả có thể tập trung vào các khía cạnh sau đây. Các quy ước văn bản trong ngôn ngữ nguồn thường phụ thuộc vào nền văn hóa và có thể không tương ứng với các quy ước trong văn hóa đích. Cấu trúc ngôn ngữ thường được tìm thấy trong ngôn ngữ nguồn có thể không có cấu trúc tương đương trực tiếp trong ngôn ngữ đích. Do đó người dịch phải có được hướng dẫn về một số tiêu chuẩn về ngôn ngữ, xã hội và văn hóa tương đương giữa ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản nguồn (VBN) để chuyển thể sang một văn bản dịch (VBD) bằng ngôn ngữ đích. Những tiêu chuẩn này tương ứng với một loạt các nguyên tắc khác nhau được định nghĩa là các phương pháp tiếp cận khác nhau để dịch trong lý thuyết dịch. Mỗi tiêu chuẩn đưa ra thứ tự ưu tiên nhất định giữa các yếu tố của VBN cần được bảo đảm thể hiện trong VBD. Ví dụ, theo cách tiếp cận hình thức, dịch giả cố gắng tìm các cấu trúc ngôn ngữ đích có các chức năng tương tự như các cấu trúc trong ngôn ngữ nguồn do vậy coi trọng giá trị chức năng của một đoạn văn bản trong VBN hơn là ý nghĩa của các từ cụ thể trong VBN và trật tự sắp xếp các từ ngữ. Đáng lưu ý rằng cách tiếp cận khác nhau để dịch không nên nhầm lẫn với các phương pháp tiếp cận khác nhau đối với lý thuyết dịch. Các cách tiếp cận khác nhau để dịch là các tiêu chuẩn sử dụng bởi các dịch giả trong khi các phương pháp tiếp cận khác nhau đối với lý thuyết dịch chỉ là các mô hình khác nhau được sử dụng trong việc phát triển lý thuyết dịch.
Có một sự nhầm lẫn giữa tên của một số các tiêu chuẩn dịch thuật được sử dụng trong lĩnh vực pháp lý. Không có nhiều luật sư và thẩm phán quen thuộc với các thuật ngữ được sử dụng trong lý thuyết dịch, và các luật sư và thẩm phán thường yêu cầu thông dịch viên và phiên dịch viên tại tòa án để dịch đúng nguyên văn. Họ thường coi thuật ngữ này như một tiêu chuẩn rõ ràng về chất lượng mà họ mong muốn đối với VBD. Tuy nhiên, thông thường điều này không có nghĩa là dịch đúng nguyên văn theo tiêu chuẩn được mô tả trong lý thuyết dịch mà họ không quen thuộc. Việc họ sử dụng thuật ngữ này được dựa trên quan niệm sai lầm của một người bình thường rằng một bản dịch chính xác được thực hiện đơn giản khi các từ “chính xác” của ngôn ngữ đích thay thế cho các từ tương ứng của VBN. Trên thực tế, họ chỉ mong muốn có một bản dịch trung thực và lưu loát của VBN mà một dịch giả tốt có thể cung cấp. Họ không nhận ra rằng một bản dịch theo cách đối chiếu từng từ hay từng cụm từ một sang ngôn ngữ đích có thể là hoàn toàn vô nghĩa, và thường không có ý niệm về các tiêu chuẩn dịch thuật chuyên ngành khác nhau. Nhiều dịch giả có lẽ sẽ lựa chọn tuân thủ các tiêu chuẩn mà chính họ thấy phù hợp hơn trong một tình huống cụ thể dựa trên kinh nghiệm của bản thân.
Dịch giả dịch văn bản pháp luật thường xuyên tham khảo từ điển pháp luật, đặc biệt là từ điển pháp luật song ngữ. Cần đặc biệt cẩn thận, do một số từ điển pháp luật song ngữ có chất lượng kém và việc sử dụng các từ điển này có thể dẫn đến dịch sai nội dung văn bản.
(Nguồn: Tham khảo)
Bài viết khác
Danh mục
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin