Bài Viết
Chuyên gia / Người dịch / Kiến thức / Chia sẻ / Tin tức
Chiến lược toàn cầu hóa đang bùng nổ ở hầu hết các ngành công nghiệp ngày nay. Để thành công, các tổ chức cần phải cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với các quốc gia, các nền văn hóa, và thậm chí là các hệ thống pháp luật khác nhau. Và chính các dịch vụ dịch thuật, phiên dịch và nội địa hóa đã hỗ trợ cho mục tiêu này của các công ty. Trong 10 năm tới, nhu cầu về dịch vụ biên phiên dịch được dự đoán là sẽ tiếp tục tăng mạnh, trong đó, sẽ có hai nhân tố chính yếu sau đây có thể tác động trực tiếp đến sự phát triển của thị trường dịch thuật.
Toàn cầu hóa và thị trường dịch thuật
Sự gia tăng các hoạt động thương mại và kinh doanh quốc tế đòi hỏi các công ty phải tìm hiểu ngôn ngữ, văn hóa và xu hướng của khách hàng nhiều hơn và sâu sắc hơn. Điều này đã làm tăng nhu cầu về các dịch vụ ngôn ngữ. Các công ty dịch thuật chính là cầu nối giúp thu hẹp khoảng cách giao tiếp giữa khách hàng, các doanh nghiệp và cá nhân. Và sự gia tăng nhu cầu này khiến nhiều chuyên gia tin rằng dịch vụ dịch thuật sẽ phát triển nhanh chóng bất chấp sự suy thoái kinh tế.
Theo thống kê của hãng nghiên cứu thị trường Common Sense Advisory, tính đến năm 2013 đã có khoảng 27000 công ty cung cấp dịch vụ dịch thuật. Còn theo trang Statista.com, năm 2010, doanh thu của ngành dịch thuật trên toàn thế giới đạt khoảng 29,27 tỷ USD, đến năm 2013 đã tăng tới mức 34,78 tỷ USD. Và doanh thu của ngành dịch vụ này sẽ tiếp tục tăng với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 7,4% và sẽ đạt khoảng 47 tỷ USD vào năm 2018.
Sự phân mảng thị trường dịch thuật
Mặc dù nhu cầu về dịch vụ dịch thuật đang tăng mạnh, nhưng việc này không có nghĩa là thu nhập của những người làm trong lĩnh vực này sẽ tăng theo. Bên cạnh hình thức dịch thuật cung cấp bởi các công ty dịch thuật, việc ra đời của các phần mềm và công cụ dịch thuật miễn phí và hình thức dịch thuật dựa trên mô hình crowdsourcing, mô hình kinh doanh mà người khởi xướng đặt niềm tin vào quần chúng, đang tạo ra một thị trường dịch thuật đầy tính cạnh tranh.
Hiện nay, rất nhiều người dùng Internet đã quen với việc sử dụng các công cụ dịch thuật trực tuyến như Google Translate và Bing để dịch các website hoặc tài liệu một cách dễ dàng. Tuy rằng những công cụ này không đảm bảo được chất lượng dịch, nhất là đối với các câu và ngữ cảnh phức tạp, nhưng đây vẫn là một trong những lựa chọn miễn phí, có thể truy cập qua web và điện thoại di động tốt nhất và được ưa dùng nhất hiện nay.
Một hình thức dịch thuật khác là crowdsourcing tuy mới phát triển vài năm gần đây nhưng đã thu hút được sự tham gia của hàng trăm triệu dịch thuật viên tự do trên khắp thế giới. Ưu điểm của hình thức này là cho phép nhiều người cùng tham gia một dự án dịch để hoàn thành dự án đó một cách nhanh nhất. Bất kỳ ai với khả năng am hiểu ít nhất hai ngôn ngữ trở nên đều có thể bắt đầu tham gia dịch ngay lập tức mà không yêu cầu kinh nghiệm dịch thuật chuyên nghiệp. Nhờ đó, hình thức này có chi phí thấp hơn khoảng 20% so với dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa rằng chất lượng dịch thuật bằng hình thức này sẽ không được đảm bảo.
Sự phát triển và tối ưu của hai hình thức trên đặt các công ty cung cấp dịch vụ dịch thuật dưới áp lực rất lớn, buộc các công ty này phải tìm ra cách thức để nâng cao năng lực của mình nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Các công ty cung cấp dịch vụ dịch thuật cũng cần lựa chọn cho mình một hướng phát triển riêng, một nhóm mục tiêu cụ thể để có thể cạnh tranh trong thị trường đầy khốc liệt này.
Bài viết khác
Danh mục
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin