Chúng ta là sản phẩm của ngôn ngữ mà chúng ta đang nói?

Bài Viết

Chuyên gia / Người dịch / Kiến thức / Chia sẻ / Tin tức

Mỗi ngôn ngữ đều có một cấu trúc ngữ pháp riêng và những cách thức khác nhau để diễn đạt ý tưởng, đó là điều mà bất cứ ai từng học ngoại ngữ đều biết và cũng là điều được các dịch giả đặc biệt chú ý. Những sắc thái ngôn ngữ riêng nhấn mạnh các phần khác nhau của lời nói, điều này đòi hỏi người nói phải xem xét những nguyên nhân, khả năng và ý tưởng khác nhau.

Nhưng liệu những đặc trưng của mỗi ngôn ngữ (hoặc các ngôn ngữ) mà chúng ta đang nói, có thể nào tác động đến cách nghĩ và thế giới quan của chúng ta?

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nơi những yêu cầu về kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trở nên thiết yếu, đây trở thành câu hỏi được đặt ra cho rất nhiều người, đặc biệt là các dịch giả – người hàng ngày được tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Theo một điều tra gần đây, rất nhiều người được hỏi trả lời rằng họ có những phản ứng khác nhau trong cùng một tình huống nhất định, phụ thuộc vào ngôn ngữ mà họ đang giao tiếp lúc đó. Trên thực tế, là một sinh viên ngành ngôn ngữ, tôi cũng đã gặp phải những trường hợp tương tự.

Mặc dù vậy, ý kiến này không phải là vấn đề của riêng cuộc sống hiện đại, thậm chí nó đã được đề cập đến từ vài thế kỷ trước. Một câu nói nổi tiếng của Charlemagne có thể minh chứng cho điều này, người nói rằng: “Có một ngôn ngữ thứ hai cũng giống như việc sở hữu một tâm hồn thứ hai.” Chắc chắn rằng, rất nhiều người đang sử dụng nhiều hơn một ngôn ngữ có thể làm rõ tuyên ngôn này.

Một ví dụ cho điều này chính là tính phổ biến của sự bình đẳng trong các ngôn ngữ. Trong một nghiên cứu, người ta thấy rằng những đứa trẻ nói các ngôn ngữ với hệ quy chiếu giữa các giới, chẳng hạn như tiếng Do Thái, có xu hướng nhận thức bình đẳng sớm hơn ít nhất một năm so với những đứa trẻ nói các ngôn ngữ không phân giới, ví dụ như tiếng Phần Lan. Những đứa trẻ nói tiếng Anh – ngôn ngữ có một lượng từ vựng vừa phải có quy chiếu về giống, được coi như là đại diện cho nhóm ở giữa 2 nhóm trên.

Thú vị hơn nữa, các khái niệm về định hướng được quyết định theo cách nào trong ngôn ngữ của bạn. Trong ngôn ngữ Pormpuraaw, một nhóm thổ dân Úc, chỉ tồn tại khái niệm bên trái mà không có bên phải. Các hướng được bao gồm là “bắc, nam, đông và tây.” Một diễn giả về ngôn ngữ hướng dẫn các bạn bước về phía tây bắc còn dễ hơn là bước 1 về bên trái của bạn. Ngoài ra, “Xin chào” trong ngôn ngữ này lại được diễn đạt giống như “Bạn đi đâu thế?” Đáng ngạc nhiên hơn, người phát ngôn luôn sở hữu cảm giác về định hướng cực cao ngay cả trong không gian kín và không có những chỉ dẫn về hướng.

Như chúng ta có thể thấy, nói các ngôn ngữ khác nhau có thể dẫn đến sự khác nhau về cách suy nghĩ hay nhìn nhận thế giới, nhưng cũng chưa thể khẳng định rõ ràng rằng, liệu đây có phải là kết quả trực tiếp của cấu trúc ngôn ngữ hay chính là do văn hóa của cộng đồng đã ảnh hưởng đến ngôn ngữ chung của họ. Nhiều khả năng, đó là kết hợp của cả hai yếu tố trên.

Vì vậy, ngay cả khi không có sự đồng thuận khoa học về vấn đề này, vẫn có một cách để tìm ra câu trả lời cho chính bạn: Hãy học một ngôn ngữ mới!

Bài viết khác

Danh mục

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

Luôn cập nhật các tin tức và ý kiến dịch thuật từ chuyên gia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2022 - Hi5! Media