Bài Viết
Chuyên gia / Người dịch / Kiến thức / Chia sẻ / Tin tức
Thế nào là chứng sợ ngoại ngữ?
Chứng sợ ngoại ngữ (hay còn có tên khoa học là xenoglossophobia) là cảm giác không ổn định, lo lắng, hồi hộp và e sợ gặp phải khi học hoặc sử dụng một ngôn ngữ thứ 2 hoặc ngoại ngữ. Những cảm giác này có thể xuất phát từ hoàn cảnh khi sử dụng ngôn ngữ thứ 2 bất kể là ở các kỹ năng trình bày như nói và viết, hoặc kỹ năng tiếp thu là đọc và nghe.
Triệu chứng
Sự sợ hãi hay ám ảnh về ngoại ngữ có thể dẫn đến các triệu chứng về cả thể chất và sinh lý. Trong một số trường hợp, các triệu chứng về thể chất cũng tương tự như triệu chứng của chứng rối loạn lo âu điển hình như toát mồ hôi, căng thẳng, buồn nôn, nhịp tim nhanh, khó thở, tăng huyết áp, và tức ngực. Một số các triệu chứng sinh lý có thể bao gồm tâm lý hoảng loạn, quá sợ hãi hoặc khiếp sợ, cũng như sự tổn thương chung về tinh thần. Các triệu chứng trầm cảm hoặc rối loạn trầm cảm cũng có thể xuất hiện khi mắc chứng bệnh ám ảnh ngoại ngữ hoặc các chứng bệnh tương tự. Trầm cảm có thể là một triệu chứng hoặc là kết quả của nỗi ám ảnh và cách mà nó có thể khiến cuộc sống thường nhật của một người bị thay đổi.
Lý giải và Phương pháp điều trị
Nỗi ám ảnh như thế này có thể xảy ra đối với bất cứ ai ở mọi độ tuổi, giới tính, chủng tộc hay xuất thân. Một số người có thể có nguy cơ bị ám ảnh tương tự hoặc có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với những người khác. Sợ hãi là một cảm giác tự nhiên của con người và bất cứ ai cũng có thể nảy sinh một nỗi ám ảnh.
Và nỗi ám ảnh tiếng nước ngoài nói cách khác là chứng sợ ngoại ngữ là có thể điều trị được. Liệu pháp hành vi nhận thức thường là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với loại bệnh ám ảnh như thế này. Đây cũng là phương pháp được sử dụng để điều trị rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm và rối loạn tâm trạng. Thông qua liệu pháp hành vi nhận thức, một người bị chứng ám ảnh này về cơ bản sẽ “học” để không sợ ngoại ngữ nữa. Điều này đạt được bằng cách thay đổi hành vi và não bộ của người đó khi tiếp xúc hoặc xem ngoại ngữ. Việc điều trị chứng ám ảnh này có thể thành công mà không cần sử dụng thuốc trị bệnh lo âu, do đó việc hồi phục hoàn toàn là có thể.
Chúng ta thường không hiểu tại sao lại bị mắc chứng bệnh ám ảnh ngoại ngữ. Những nỗi sợ hãi như thế này có thể khiến chúng ta cảm thấy bối rối và lo lắng hơn nữa vì thật khó để hiểu tại sao nỗi ám ảnh như vậy lại xảy ra. Nhiều người có thể cảm thấy ngớ ngẩn hoặc lo sợ rằng những người khác sẽ đánh giá họ vì biểu hiện sợ hãi.
Sợ hãi và lo âu là phần tự nhiên của cuộc sống, hầu hết mọi người đều sợ một cái gì đó và thường tránh những điều mà họ sợ, đặc biệt là khi họ cảm thấy những gì họ sợ có thể gây nguy hiểm cho họ hoặc những người mà họ quan tâm. Tương tự như vậy, đối với bệnh sợ ngoại ngữ thì việc tránh lại gần hoặc tiếp xúc với ngoại ngữ là chuyện thường thấy.
Chứng ám ảnh giống như chứng ám ảnh về ngoại ngữ cũng khác nhau tùy từng người, một số người mắc chứng này sẽ gặp phải nỗi lo âu trầm trọng vì ngoại ngữ và một số khác thì cảm thấy hơi lo lắng một chút. Nguyên nhân gây ra sự ám ảnh này cũng khác nhau ở từng cá nhân khác nhau. Một số người thì cảm thấy nỗi sợ này khi họ gần với ngoại ngữ trong khi đó một số người thì lại gặp phải nỗi lo sợ liên quan đến chứng ám ảnh này khi họ chỉ đơn giản nhìn thấy một bức ảnh bằng tiếng nước ngoài hoặc nghĩ về thứ tiếng đó.
Dường như một người mắc chứng ám ảnh này thường dần dần đầu hàng nó. Thí dụ, hầu hết những người mắc chứng ám ảnh ngoại ngữ đều nghĩ rằng nó phi lý. Họ không có lý do hay lập luận thực tế nào để phải cảm thấy sợ hãi như vậy. Nhưng kể cả là thế, thì ngoại ngữ vẫn khiến họ sợ và ảnh hưởng đến cuộc sống của họ từng ngày. Việc bắt đầu hiểu về nỗi sợ này là một bước đi đúng hướng. Hiểu về nỗi ám ảnh là một trong những bước đầu tiên để có thể thoát khỏi nó. Sau đó, tiếp nhận phương pháp điều trị từ chuyên gia uy tín để chống lại nỗi ám ảnh sợ ngoại ngữ là một trong những điều tốt nhất mà một người có thể làm được. Điều này cũng có ích đối với việc giải quyết các vấn đề khác mà một người rất có thể gặp phải như lo âu, trầm cảm hoặc những chứng ám ảnh khác.
Một ngôn ngữ (không phải là tiếng mẹ đẻ) đôi khi được coi như một cách nói bằng tiếng nước ngoài hoặc thành ngữ nước ngoài, là một phương tiện giao tiếp có hệ thống bằng việc sử dụng các âm thanh hoặc ký tự có quy ước thay đổi từ nước này sang nước khác hoặc từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác. Nó có thể là điều rất đỗi ngạc nhiên với bạn nhưng lại là nỗi ám ảnh đối với nhiều người khác. Nỗi ám ảnh được định nghĩa là nỗi sợ ái tột độ một thứ gì đó thường mang tính phi lý. Trong nhiều trường hợp, người bị chứng sợ ngoại ngữ thường không hiểu tại sao họ sợ. Tuy nhiên, kể cả khi nhận thức được lý do cho sự sợ hãi đó là phi lý thì họ thường vẫn thấy sợ cho đến khi nhận được phương pháp điều trị.
Người bị chứng ám ảnh tương tự như chứng sợ ngoại ngữ thường cảm thấy bối rối sợ hãi khi gặp phải nỗi ám ảnh đó. Biểu hiện này có thể làm tăng nỗi lo âu hoặc gây ra trạng thái trầm cảm. Một số người có thể hiểu được chứng sợ ngoại ngữ nhưng một số khác thì không và thậm chí còn tỏ ra ích kỷ hoặc chế giễu những người bị mắc chứng này. Đối với những người ngoài cuộc, chứng sợ ngoại ngữ xem ra có vẻ ngớ ngẩn hoặc ngu ngốc bởi về cơ bản đó là nỗi sợ phi thực tế.
Nhiều lần chế giễu hay nhạo báng nỗi ám ảnh của một người đối với tiếng nước ngoài có thể làm chậm nghiêm trọng tiến độ điều trị, dẫn đến tình trạng lo âu nặng nề hơn hoặc thậm chí là hội chứng trầm cảm. Sợ hãi, lo lắng, và trầm cảm thường đi đôi với nhau và điều này càng trở nên đúng khi các tác nhân bên ngoài xảy ra, chẳng hạn như một người cảm thấy ngu ngốc hay bị bạn đồng nghiệp nhạo báng mình. Trong trường hợp này phương pháp điều trị trầm cảm hoặc điều trị lo âu có thể phát huy tác dụng.
Bài viết khác
Danh mục
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin