4 Thách thức Thường gặp trong Bản địa hóa Tiếp thị

Bài Viết

Chuyên gia / Người dịch / Kiến thức / Chia sẻ / Tin tức

Dịch nội dung tiếp thị cũng quan trọng như việc cung cấp bản dịch hướng dẫn sử dụng sản phẩm hay dịch trang web, nhưng những nhà tiếp thị am hiểu biết rằng công việc này cần phải được tiếp cận nhiều hơn bằng sự nhạy cảm, lòng kiên nhẫn và với một con mắt biết nhìn ra tiểu tiết.

Một bài đăng gần đây của Content Marketing Institute chỉ ra một số thách thức mà các nhà tiếp thị gặp phải trong nỗ lực tạo ra nội dung và tăng lưu lượng truy cập thông qua phương tiện truyền thông trên phạm vi toàn cầu, nhấn mạnh rằng một trong những lỗi thường gặp nhất là niềm tin cho rằng bản dịch chỉ đơn thuần là một “hàng hóa” và rằng “mọi biên dịch viên đều có chất lượng như nhau”, trong khi thực tế không phải vậy. Nếu bạn nhìn vào chiến lược tiếp thị toàn cầu như là hiện thân cho thông điệp toàn cầu của công ty mình, có lẽ chúng ta thực sự không thể xem nhẹ dịch thuật.

Có thể hiểu được khi ở trong một ngành tiếp thị không ngừng thay đổi, nâng cao kiến thức về bản địa hóa chỉ ở mức ưu tiên thấp cho những nhà tiếp thị khiêm nhường ngoài thực tế.

Vậy nên, đây là một vài giải pháp mà các nhà tiếp thị có thể tiếp thu để đảm bảo họ được trang bị tốt cho công cuộc tiến ra nước ngoài với chiến lược bản địa hóa tiếp thị của họ.

Thách thức #1: Thông điệp

“Chúng ta đang nghĩ về việc ra mắt sản phẩm ở một thị trường mới nên chúng ta phải dịch tên thương hiệu và logo của mình, chúng ta cũng có rất nhiều nội dung thương hiệu đặc thù. Làm thế nào chúng ta đảm bảo thông điệp của mình không bị méo mó sau khi được dịch?”

Giải pháp:

Cân nhắc đến dịch sáng tạo – Dịch sáng tạo hay dịch thuật sáng tạo không chỉ xem xét đến việc dịch, mà còn hướng dự án đến một đối tượng khán giả cụ thể và biên tập những thứ như hình ảnh và bố cục cũng như cách diễn đạt; về bản chất là tái tạo lại nội dung dành cho đối tượng khán giả mục tiêu.

Dịch sáng tạo đòi hỏi những người dịch sáng tạo, kĩ năng cao, và có thể tốn kém và tốn thời gian. Vì vậy, nếu bạn lên kế hoạch đưa ra nội dung bằng một vài ngôn ngữ, sẽ hợp lý hơn khi thực hiện từng bước, ra mắt nội dung ở từng ngôn ngữ một và hoàn thiện nội dung đó trước khi chuyển sang ngôn ngữ khác. Quá trình dịch sáng tạo bao gồm việc tìm hiểu thương hiệu của bạn, nghiên cứu thị trường mục tiêu cùng với người bản địa và sử dụng thông tin đó để sửa đổi danh tính thương hiệu theo nền văn hóa đích. Dịch sáng tạo đi sâu hơn một chút vào nội dung so với bản địa hóa, và phù hợp cho những công ty muốn đảm bảo hình ảnh thương hiệu riêng biệt của họ được tiếp nhận tốt ở một nền văn hóa khác, đặc biệt là những nền văn hóa khác biệt xa so với văn hóa của họ.

Chúng ta có thể lấy sự ra mắt sản phẩm ở Trung Quốc của Coca Cola làm một ví dụ nổi tiếng về cách họ biến đổi tên thương hiệu của mình để phù hợp với thị trường nước này. Họ đã sớm nhận ra rằng việc viết tên thương hiệu của họ bằng ký tự tiếng Trung rất vô nghĩa khi phát âm, vì vậy họ đã chọn một cái tên khác, Kekoukele, khi được phát âm sẽ mang nghĩa “tasty fun” (tạm dịch: Uống là lạ). Đây chỉ là một ví dụ về cách mà dịch sáng tạo phù hợp với một chiến lược bản địa hóa toàn cầu.

Thách thức #2: Chất lượng

“Luôn phải dịch kịp thời gian, nhưng làm thế nào để chúng ta đạt được yếu tố này mà vẫn đảm bảo chất lượng?”

Do nội dung tiếp thị có thể nhạy cảm về mặt thời gian, nhiều nhà tiếp thị sẽ dễ mắc phải lỗi nỗ lực dịch một cách gấp rút để cho ra những nội dung toàn cầu nhanh nhất có thể mà chẳng màng đến chất lượng.

Giải pháp:

Đầu tư vào công nghệ dịch thuật – Ngành bản địa hóa với tốc độ phát triển nhanh đã mở đường cho vô số công nghệ hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ ngôn ngữ trong việc đưa ra một quy trình dịch hiệu quả hơn. Đối với những công ty thường xuyên dịch nhiều nội dung hay những ai muốn bản địa hóa trang truyền thông đại chúng mạnh mẽ và chiến lược tiếp thị nội dung của mình, thì đầu tư vào công nghệ dịch cùng với một nhà cung cấp dịch vụ ngôn ngữ chất lượng cao sẽ chắc chắn xứng đáng, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc khi hoạt động lâu dài. Những công ty có sản phẩm/dịch vụ tiêu thụ nhanh như Spotify và HubSpot đã nhận ra lợi thế của việc đầu tư vào công nghệ dịch thuật trong việc hỗ trợ công cuộc mở rộng ra toàn cầu của mình.

Thách thức #3: Thời gian

“Bản địa hóa không phải là công việc của tôi, tôi không có thời gian để xử lý quá nhiều câu hỏi hay các vấn đề tiềm ẩn khi làm việc với các công ty dịch thuật.”

Với hàng trăm thứ khác phải bận tâm, việc dịch nội dung của bạn chỉ như một thứ nữa chèn vào quỹ thời gian đã vốn đã hạn hẹp của bạn. Có thể hiểu được khi công việc dịch thuật dễ bị coi là một chướng ngại hơn là một sự giúp ích, nhất là khi bạn sử dụng những đơn vị dịch thuật khác nhau.

Giải pháp:

Giữ tập trung vào bản địa hóa – Bạn có thể có những lý do riêng cho việc có một vài nhà cung cấp dịch thuật, nhưng chắc chắn rằng việc cắt giảm số lượng nhà cung cấp dịch thuật mà bạn sử dụng sẽ tạo khác biệt lớn vào thời gian bạn dành ra để quản lý chiến lược bản địa hóa của mình. Giống như khi bạn dọn dẹp tủ quần áo, ban đầu sẽ khó khăn nhưng một khi bạn hoàn thành, bạn có thể nhìn thấy các thứ khác rõ ràng hơn.

Một ví dụ về việc các nhà cung cấp dịch thuật khác nhau có thể khiến cho công việc phức tạp hơn, là với bộ nhớ dịch (Translation memory – TM) của bạn. Ví dụ, khi một nhà cung cấp dịch sang tiếng Pháp, những bản dịch đó được lưu vào bộ nhớ dịch của bạn để được sử dụng trong dự án kế tiếp. Tương tự, nếu bạn gửi dự án kế tiếp đó cho một nhà cung cấp khác, họ cũng sẽ lưu bản dịch vào bộ nhớ dịch của họ. Giờ thì cả hai nhà cung cấp sẽ có hai bảng thuật ngữ hoàn toàn riêng biệt cho cùng một ngôn ngữ, gây ra sự thiếu thống nhất rõ rệt trong bản dịch. Điều này sẽ có tác động trực tiếp lên số lượng thời gian và tiền bạc được dành cho công việc rà soát, thực hiện thay đổi và trả lời các thắc mắc. Trong lúc bạn thậm chí không thể nhận ra rằng quy trình bản địa hóa phân tán là nguồn gốc của vấn đề, thì thời gian và tiền bạc lãng phí đơn giản là đã bị bỏ qua.

Thách thức #4: Rà soát

“Rà soát bản dịch tốn rất nhiều thời gian. Làm thế nào để chúng ta có thể tránh được một quy trình rà soát rườm rà?”

Giải pháp:

Đảm bảo nội dung sẵn sàng cho việc dịch – Nếu bạn không coi việc đầu tư vào phía dịch sáng tạo là một lựa chọn, bạn có thể tránh những khó khăn trong dịch thuật bằng việc đảm bảo nội dung của bạn sẵn sàng để phát đi toàn cầu ngay từ ban đầu, chỉ rõ các vấn đề tiềm ẩn trước khi gửi đi dịch. Khi viết nội dung, tâm niệm một đối tượng khán giả quốc tế với việc giữ câu cú ngắn gọn hơn và mang nội dung liên quan, làm cho việc dịch dễ dàng hơn và tránh được giai đoạn rà soát dài dòng. Theo một cấu trúc câu đơn giản cũng khiến cho người dịch dễ dàng giữ lại nghĩa gốc, ví dụ, tránh được biệt ngữ, lời nói sáo rỗng và ngôn ngữ mang đậm tính thành ngữ. Nếu nội dung của bạn được viết với một tư duy quốc tế hóa, bạn sẽ ngạc nhiên về cách tư duy này tác động đến lối viết của bạn, và khiến bạn chủ ý bỏ qua hay chỉnh sửa bất kỳ cản trở nào mà sẽ gây ra công việc phải làm đi làm lại cho những người rà soát và người dịch.

Tóm lại…

Bản địa hóa là một khoản đầu tư, và việc cố gắng giảm chi phí bằng lối làm tắt cuối cùng sẽ dẫn đến chất lượng tồi tàn và một hình ảnh thương hiệu không nhất quán. Công ty dịch thuật là bên giúp mang sản phẩm của bạn đến được thị trường toàn cầu, vì vậy, bản địa hóa xứng đáng có được một vị trí riêng trong công ty của bạn.

Với sự quản lý bản dịch hiệu quả, chi phí sẽ tự động giảm bớt mà không cần phải bỏ qua chất lượng. Mỗi điểm được nêu trên sẽ là một bước quan trọng trong việc thiết lập một quy trình bản địa hóa chiến lược và khi chúng được kết hợp, công ty bạn sẽ tiến tới trở thành một cỗ máy tiếp thị trên thị trường bản địa!

(Nguồn: Tham khảo)

Bài viết khác

Danh mục

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

Luôn cập nhật các tin tức và ý kiến dịch thuật từ chuyên gia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2022 - Hi5! Media