Bài Viết
Chuyên gia / Người dịch / Kiến thức / Chia sẻ / Tin tứcNhiều cá nhân và công ty cho rằng dịch thuật là một quy trình đơn giản. Chỉ cần lấy văn bản hoặc nội dung viết bằng thứ ngôn ngữ này, thuê người dịch dịch sang một ngôn ngữ khác, và thế là chúng ta đã có một phiên bản đa ngôn ngữ của văn bản gốc. Tuy nhiên vấn đề trên thực tế còn phức tạp hơn rất nhiều, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ dịch thuật cho nhiều thị trường khác nhau. Bài viết này sẽ trình bày tổng quan về ba khái niệm liên quan đến dịch thuật, đó là bản địa hóa, quốc tế hóa và toàn cầu hóa, chứng minh rằng thế giới dịch thuật không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ.
Bản địa hóa là gì?
Thuật ngữ “bản địa hóa” đôi khi được sử dụng là từ đồng nghĩa với “dịch thuật”. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này khác nhau ở một vài khía cạnh. Trong khi dịch thuật thường được sử dụng như một cụm từ tổng quát để mô tả quá trình chuyển đổi một văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia, thì bản địa hóa đề cập đến việc cải biên nội dung nguồn sang ngôn ngữ đích sao cho phù hợp với văn hóa và phong cách của ngôn ngữ đích.
Trong quá trình bản địa hóa nội dung, một số yếu tố không điển hình cần được xem xét có thể bao gồm:
• Định dạng ngày và thời gian
• Loại tiền tệ
• Định hướng ngôn ngữ
• Quy tắc viết hoa
• Quy tắc ngữ pháp
• Ký hiệu và biểu tượng
• Định dạng văn bản pháp lý của quốc gia cụ thể
• Nội dung, đồ họa, quy chiếu, v.v. phù hợp với văn hóa
Bản địa hóa có thể là một quá trình vô cùng phức tạp và tốn thời gian, tùy thuộc vào quy mô của dự án. Rất khó để định nghĩa văn hóa là gì và thông thường, những lối nói thông tục trong một nền văn hóa cụ thể sẽ không có cùng ý nghĩa như trong nền văn hóa khác. Công việc dịch đơn thuần sẽ không truyền tải được hết ý nghĩa ban đầu của văn bản và có thể gây nhầm lẫn hơn là giúp làm rõ bản dịch cuối cùng.
Quốc tế hóa là gì?
Trong khi bản địa hóa là quá trình cải biên nội dung nguồn sang một ngôn ngữ và nền văn hóa khác, thì quốc tế hóa là quá trình cho phép bản địa hóa được thực hiện hiệu quả. Ví dụ, nếu một công ty muốn bản địa hóa một chương trình phần mềm, trang web hay ứng dụng cụ thể, quốc tế hóa sẽ cho phép phần mềm có thể xử lý được các bảng mã ký tự và biến thể ngôn ngữ cần thiết. Quá trình này thường liên quan đến việc phân tách các yếu tố có thể bản địa hóa từ mã nguồn hoặc nội dung ban đầu sao cho người dùng cuối cùng có thể lựa chọn nội dung được bản địa hóa dựa trên ưu tiên ngôn ngữ của họ.
Trong quá trình quốc tế hóa, tất cả những yếu tố cần bản địa hóa (định dạng ngày và thời gian, loại tiền tệ, định hướng ngôn ngữ, v.v.) phải được cân nhắc trước, đồng thời phải điều chỉnh độ dài ký tự khác nhau trong chương trình. Thông thường, khi dịch một văn bản sang ngôn ngữ khác thì độ dài văn bản sẽ thay đổi đáng kể. Ví dụ, quá trình dịch từ tiếng Anh sang tiếng Pháp khả năng sẽ cho kết quả là một văn bản dài hơn nhiều so với văn bản nguồn, trong khi đó quá trình dịch sang tiếng Trung Quốc (một ngôn ngữ tượng hình) sẽ cho một văn bản ngắn hơn nhiều.
Với quá trình quốc tế hóa thích hợp, nội dung văn bản sẽ được điều chỉnh phù hợp cho từng ngôn ngữ, đảm bảo rằng văn bản vẫn được định dạng đúng trong tài liệu và chương trình. Nỗ lực cải tiến một sản phẩm sau khi đã bản địa hoá là một quá trình khó khăn và tốn thời gian hơn, đặc biệt là khi có nhiều yếu tố và ngôn ngữ khác nhau cần được xem xét đến. Đó là lý do tại sao quốc tế hóa phải được lên kế hoạch trước để tránh gặp phải rắc rối và chi phí cho những thay đổi sau này.
Toàn cầu hóa là gì?
Toàn cầu hóa chỉ đơn giản là thuật ngữ chung dùng để mô tả quá trình quốc tế hóa và bản địa hóa. Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với cụm từ “toàn cầu hóa” khi nói đến kinh doanh. Về bản chất, toàn cầu hóa có nghĩa là mang sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đến với các thị trường nước ngoài trên toàn thế giới bằng cách cải biên sao cho phù hợp với những khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, đơn vị đo lường, v.v.
Thông qua toàn cầu hóa, các doanh nghiệp sẽ sử dụng quá trình quốc tế hóa và bản địa hóa để đảm bảo họ có thể phục vụ hiệu quả một khu vực cụ thể với tài liệu phù hợp về ngôn ngữ và văn hóa.
Đối với những doanh nghiệp đang thực sự cố gắng để sản phẩm của họ phù hợp hơn trong thị trường toàn cầu thì nên xem xét ngay quá trình dịch thuật trước khi quá muộn màng. Quá trình này phải được lên kế hoạch trước và đưa vào phương án giới thiệu sản phẩm ra thị trường.
(Nguồn: Tham khảo)
Bài viết khác
Danh mục
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin