Kỹ thuật Phát hiện lỗi đánh máy trong Bản dịch

Bài Viết

Chuyên gia / Người dịch / Kiến thức / Chia sẻ / Tin tứcCó hay không có lỗi đánh máy là một trong những yếu tố làm nên sự khác biệt lớn trong mức độ hài lòng của khách hàng. Bởi vậy, nói một cách đơn giản lỗi đánh máy là một trong những kẻ thù tệ nhất của dịch thuật viên. Để phát hiện lỗi trong sản phẩm của một ai đó là điều tương đối dễ dàng, nhưng tìm ra lỗi trong sản phẩm của chính mình thì không hề đơn giản. Cho nên, sẽ là dễ hiểu khi bạn thường được giao đọc soát bản dịch của người khác và ngược lại. Tuy nhiên, trước những deadline rất gấp, việc chuyển công đoạn đọc soát cho người khác có thể sẽ làm mất thời gian. Vậy bằng cách nào bạn có thể đọc soát bản dịch của chính mình thật hiệu quả? Dưới đây là một số kỹ thuật tin dùng:

In ra đọc soát trên giấy

Đây là kỹ thuật được nhiều người áp dụng bởi đọc trên giấy giúp đôi mắt bạn được tạm thư giãn vì không phải tiếp xúc với màn hình máy tính. Việc phát hiện lỗi nhờ đó cũng trở nên dễ dàng hơn, mặc dù điểm trừ của nó là chi phí in ấn hơi tốn kém. Tuy nhiên, với một công ty dịch thuật đặt chất lượng lên hàng đầu thì đây không phải là một vấn đề quá lớn.

Chuyển đổi văn bản sang giọng nói (text-to-speech)

Từ ‘đọc soát’ bản thân nó có chứa yếu tố ‘đọc’, nhưng như thế không có nghĩa là bạn phải tự đọc hết mọi thứ, mà thay vào đó, mục đích chính là tìm và phát hiện lỗi sai, lỗi đánh máy – việc này thì đôi tai của bạn cũng có thể làm được, nếu không muốn nói là làm tốt hơn đôi mắt. Ngày nay có rất nhiều phần mềm chuyển đổi văn bản-sang-giọng nói, cả trả phí lẫn miễn phí. Thậm chí một số hệ điều hành còn tích hợp sẵn ứng dụng này.

Đọc lại văn bản dùng một font chữ khác

Nghe qua thì phương pháp này có vẻ không đáng thử, nhưng quả thực, lợi thế của phương pháp này là dễ thực hiện nhất trong số các cách được liệt kê ở bài viết này. Thay đổi sang một font chữ khác giúp mọi thứ nhìn mới mẻ hơn, do đó, khi đọc lại bạn sẽ không bị bỏ sót những lỗi sai. Không những thế font chữ mới cũng làm thay đổi cách ngắt dòng của văn bản (trừ khi font mới và font cũ có khoảng cách giữa các chữ y chang nhau – trong trường hợp này, hãy thay cả kích cỡ font chữ), bằng cách này bạn sẽ dễ phát hiện những lỗi đánh máy đang “ẩn nấp” ở gần lề.

Để đó 24 giờ (nếu thời gian cho phép)

Khi vừa viết ra một thứ gì đó, thường thì đầu óc bạn sẽ cảm thấy nó quá quen thuộc, dẫn đến dễ bỏ qua các lỗi sai/lỗi đánh máy. Không phải lúc nào chúng ta cũng “đủ thong thả” để có thể để bản dịch đó qua 24 giờ, tuy nhiên, nếu thời gian cho phép, bạn hãy đọc soát bản dịch đó vào ngày hôm sau. Hiệu quả sẽ khiến bạn bất ngờ.
Trên đây là một số kỹ thuật thường được áp dụng để đọc soát bản dịch. Việc áp dụng phương pháp nào không quan trọng bằng hiệu quả mà bạn đạt được. Vậy nên, nếu bạn thấy phương pháp này không phù hợp, thì hãy đừng chần chừ, chuyển ngay sang một phương pháp khác, hoặc thậm chí là kết hợp các kỹ thuật lại với nhau miễn sao bạn cảm thấy hiệu quả.

(Nguồn: Tham khảo)

Bài viết khác

Danh mục

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

Luôn cập nhật các tin tức và ý kiến dịch thuật từ chuyên gia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2022 - Hi5! Media