Những khó khăn gặp phải khi dịch tài liệu pháp lý

Bài Viết

Chuyên gia / Người dịch / Kiến thức / Chia sẻ / Tin tức

Khi cần dịch tài liệu pháp lý nào đó thì chuyên gia thực hiện phải là người am hiểu cả về mặt pháp lý và thực tiễn. Dịch tài liệu pháp lý cần dịch chính xác và là một trong những chuyên ngành dịch khó nhất trong công việc dịch thuật. Người biên dịch không chỉ cần có kiến thức chung về thuật ngữ pháp lý, họ cũng phải hiểu rõ các quy định pháp luật cũng như sự phức tạp của nền văn hóa nước ngoài và hệ thống pháp luật của các quốc gia đó.

Tài liệu pháp lý luôn yêu cầu được dịch đúng hạn mà không có sự xê dịch về thời gian, bởi lẽ trong phiên tòa, chỉ cần một sự chậm trễ về mặt cung cấp tài liệu chứng cứ thôi cũng có thể khiến cho các tài liệu đó trở nên vô hiệu. Bảo mật cũng là một vấn đề bởi vì hầu như tất cả các tài liệu pháp lý đều chứa thông tin “nhạy cảm”. Các luật sư, khi phải đối mặt với các vấn đề pháp lý quốc tế cần hiểu các từ ngữ theo nghĩa sát nhất, phụ thuộc vào cấu trúc câu, cú pháp và cách lựa chọn từ ngữ chuẩn. Đó là nguyên nhân vì sao người biên dịch pháp lý phải có cả kinh nghiệm và kiến thức về các thuật ngữ pháp lý ở cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích.

Dịch tài liệu pháp lý được coi là khó hơn so với việc dịch các tài liệu kỹ thuật khác. Thuật ngữ pháp lý chính là nguyên nhân gây ra khó khăn này vì mỗi quốc gia đều có thuật ngữ pháp lý cũng như hệ thống pháp luật riêng. Thậm chí ngay cả khi ngôn ngữ họ sử dụng là giống nhau nhưng lại sử dụng thuật ngữ pháp lý khác nhau.

Người dịch pháp lý chuyên nghiệp đòi hỏi phải thông thạo trong ít nhất ba lĩnh vực sau: 1) Luật so sánh, ví dụ, có kiến thức cơ bản của hệ thống pháp lý ở cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích; 2) quen thuộc với các thuật ngữ trong từng lĩnh vực pháp lý cụ thể và 3) có khả năng diễn giải theo “phong cách” pháp lý của ngôn ngữ đích. Do đó, chuyên gia dịch thuật tài liệu pháp lý thường là thám tử gia, học giả pháp lý và học giả ngôn ngữ học. Điều này giúp người biên dịch có thể dịch các khái niệm pháp lý được thể hiện ở ngôn ngữ nguồn, hiểu được mục đích sử dụng bản dịch của mình để lựa chọn từ ngữ tương đương phù hợp nhất từ ngôn ngữ đích, và phản ánh chính xác ý nghĩa một cách uyển chuyển.

Ngoài ra, trong trường hợp giải quyết các tranh chấp pháp lý liên quan đến hệ thống pháp luật và có sự khác biệt về ngôn ngữ, người biên dịch tài tình là người có khả năng nối liền khoảng cách của hệ thống pháp luật, ngôn ngữ và văn hóa nhằm cung cấp một bản dịch chính xác. Do tiêu chuẩn nghiêm ngặt được quy định bởi các tòa án trên toàn thế giới, các bản dịch sai, không chính xác và thiếu tính chuyên nghiệp là không thể chấp nhận được ở tất cả các dạng tài liệu pháp lý. Sự nhầm lẫn đó có thể dẫn đến việc trì hoãn không mong muốn, làm mất đi cơ hội hoặc thậm chí gây ra tổn thất án phí, do đó khi cần dịch thuật tài liệu pháp lý, nên tìm đến các công ty chuyên về lĩnh vực này hoặc các luật sư đã có kinh nghiệm dịch thuật.

Dịch thuật tài liệu pháp lý là một công việc khó khăn. Công việc này đòi hỏi người biên dịch pháp lý phải có nền tảng học thức phù hợp, và có kinh nghiệm nhiều năm dịch thuật pháp lý. Vì vậy, việc nghiên cứu cẩn thận lĩnh vực pháp lý là cần thiết để hiểu được các khái niệm ẩn sau thuật ngữ và đảm bảo bản dịch phải chuyển tải được ý tưởng mà không chỉ đơn thuần là từ ngữ.

Bài viết khác

Danh mục

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

Luôn cập nhật các tin tức và ý kiến dịch thuật từ chuyên gia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2022 - Hi5! Media