Dịch tốt: Làm sao Xác định?

Bài Viết

Chuyên gia / Người dịch / Kiến thức / Chia sẻ / Tin tứcKhi nói đến dịch một tài liệu, thường chúng ta thường nhắc đến yếu tố chất lượng dịch thuật, thời gian tiến độ hay chi phí. Trong bài, tôi muốn chỉ đề cập đến chất lượng của bản dịch và thước đo đơn giản là bản dịch tốt hay không tốt. Thực sự không có câu trả lời đơn giản nào cho vấn đề này bởi có rất nhiều yếu tố liên quan quyết định đến chất lượng bản dịch mà cần xét đến.

Vấn đề về văn phong (language style)

Khi xác định liệu một bản dịch có ‘tốt’ hay không, một trong những vấn đề phổ biến nhất có thể dẫn đến bất đồng quan điểm là yếu tố văn phong hay còn gọi là cách diễn đạt. Mỗi loại tài liệu có một văn phong khác nhau, ví dụ như lĩnh vực truyền thông thì ngôn ngữ thường mềm mại lôi cuốn hơn (freestyle) và bản dịch cũng phải đáp ứng điều này còn lĩnh vực pháp lý thì ngôn ngữ thường chính thống hơn (official language).
Hơn nữa, mỗi người cũng sẽ có những cảm nhận ngôn ngữ khác nhau nên có thể hay với người này nhưng dở với người kia là điều dễ gặp. Một câu chuyện về văn phong mà tôi gặp phải khi ôn thi môn văn thi đại học từ những năm 90. Khi cô giáo giảng xong một bài văn, cố rất tâm đắc và nhiệt huyết, tôi cũng vậy, và có một cuộc thi thử diễn ra, tôi đã thể hiện hết mình nhưng đen đủi thay người chấm không phải là cô giáo. Đó là một thầy giáo xa lạ và tôi phải chấp nhận một thực tế là giọng văn của tôi không hợp gu của thầy. Chắc ít nhiều các bạn thời thi viết văn tự luận cũng đã từng lo lắng về vấn đề này.

Dịch chính xác và đầy đủ

Tất nhiên chính xác và đầy đủ là điều kiện tiên quyết của mọi bản dịch vì bạn không thể dịch sai cũng không thể dịch thiếu. Việc dịch thiếu thì rõ ràng là do lỗi bất cẩn nhưng dịch sai thì lại hoàn toàn khác và trên thực tế thì hai lỗi này nặng tương đương nhau.
Dịch sai có thể do nhiều nguyên nhân, ví dụ do người dịch hiểu sai dẫn đến dịch sai, cũng rất có thể kỹ thuật ngôn ngữ yếu kém dẫn đến truyền đạt sai ý của câu gốc hoặc cũng có thể do sự bất đồng về văn hóa ngôn ngữ. Để khắc phục điểm này thì rất cần người dịch có kinh nghiệm và kiến thức sâu sắc và sản phẩm dịch phải tuân theo qui trình dịch thuật nghiêm túc.

Đáp ứng tính chuyên môn

Nhiều bài viết của dịch thuật viên tại AMVN nói về tính chuyên môn trong bản dịch. Tính chuyên môn nghĩa là hàm lượng kiến thức thuần túy chứa đựng trong bản dịch đó, ví dụ điển hình là chuyên môn y tế, chuyên môn tài chính, chuyên môn kỹ thuật xây dựng hoặc năng lượng. Và chắc chắn rằng thiếu tính chuyên môn sẽ làm cho bản dịch trở lên ngờ nghệch và non nớt. Chúng tôi cũng từng gặp không ít bản dịch mà khách hàng tự dịch, các dịch thuật viên cũng đã cố gắng rất nhiều nhưng do việc thiếu kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nên bản dịch kém chất lượng là điều dễ hiểu.

Tính thống nhất cách dịch

Dịch thống nhất phải hiểu rộng hơn là thống nhất toàn văn, nghĩa là thuật ngữ và nội dung giống nhau thì phải được ưu tiên dịch giống nhau. Một thực tế là ngôn ngữ rất đa dạng và đa nghĩa, việc lựa chọn đúng và trúng một nghĩa là khó khăn nhưng không phải bất khả thi. Và chúng ta cần phải sử dụng trúng và đúng xuyên suốt bản dịch.
Lỗi này gặp phải khi sử dụng quá nhiều dịch thuật viên cho một dự án lớn mà không tuân thủ các chỉ dẫn và qui trình kiểm soát độc lập.

Kết luận

Mỗi sản phẩm cuối cùng có thể có độ chính xác 100%, tức là nếu độ chính xác là yếu tố quyết định, thì tất cả các bản dịch đều có thể được đánh giá là bản dịch “tốt” – tuy nhiên thực tế như đã phân tích ở trên thì đó chỉ là điều kiện cần. Và chất lượng dịch thuật là sự tuyệt đối nghĩa là phải đảm bảo đủ các yêu cầu dành cho một bản dịch.

Bài viết khác

Danh mục

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

Luôn cập nhật các tin tức và ý kiến dịch thuật từ chuyên gia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2022 - Hi5! Media