Bài Viết
Chuyên gia / Người dịch / Kiến thức / Chia sẻ / Tin tức
Nhiều cuộc khảo sát các doanh nghiệp được thực hiện xung quanh vấn đề dịch thuật chỉ ra rằng một trong những thách thức chính đối với ngành này là đảm bảo tính liên kết cho văn bản dịch. Bài viết này sẽ chỉ ra ảnh hưởng của tính liên kết đối với công việc dịch thuật và làm thế nào để có thể quản lý thuật ngữ nhằm đảm bảo tính nhất quán cho cả một nội dung tổng thể.
Định nghĩa “tính nhất quán” (tính liên kết)
Theo từ điển trực tuyến Oxford, khái niệm “tính nhất quán” (tương ứng “tính liên kết”) xuất phát từ tiếng Latin “consistentia” và đề cập đến tính lâu dài của hình thức. Ngoài ra, từ này còn được định nghĩa trong từ điển như sau: “Khả năng đạt đến một mức độ thành quả nhất định, tại đó các giá trị ít bị thay đổi theo thời gian.”
Trong số các mục tiêu của việc quản lý thuật ngữ, tính liên kết luôn được coi là tiêu chí đứng đầu danh sách. Đối với quy trình làm việc, quản lý thuật ngữ ngụ ý một nội dung có chất lượng bền vững trong một thời gian rất dài.
Lỗi liên kết
Ba loại lỗi chính liên quan đến tính liên kết có thể xuất hiện trong tài liệu kỹ thuật (K. J. Dunne, 2007):
- thuật ngữ không chính xác (ví dụ: sử dụng các thuật ngữ sai để mô tả một khái niệm cụ thể);
- thuật ngữ không thống nhất (ví dụ: sử dụng các thuật ngữ khác nhau để chỉ cùng một khái niệm); và
- thuật ngữ mơ hồ (ví dụ: sử dụng một thuật ngữ duy nhất cho các khái niệm khác nhau);
Hai loại đầu tiên thường xuyên mắc phải ở nội dung ngôn ngữ nguồn; còn loại thứ ba xuất hiện ở cả hai ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ dịch. Xét trên cả 3 loại, lỗi về không thống nhất đến nay là phổ biến nhất (xem khảo sát về quản lý thuật ngữ được thực hiện bởi Schmid, K.-D. & D. Straub, 2010).
Tầm quan trọng của tính liên kết đối với dịch thuật và biên tập
Năm 2011 tại Đại học Ottawa (Canada), trong hội thảo bàn về lợi ích của công tác quản lý thuật ngữ chuyên nghiệp với một nhóm các nhà ngôn ngữ học; một giáo sư tham dự hội thảo giải thích rằng: con người – với bản năng sáng tạo, đam mê việc khám phá sự giàu có của ngôn ngữ để định nghĩa các đối tượng khác nhau, suy nghĩ về nó và yêu thích thể hiện những ý tưởng giống nhau theo những cách khác nhau. Do vậy, theo ông tính liên kết có thể coi như chi phí cho sự sáng tạo. Tất nhiên, điều phát biểu của ông là có lý ở chừng mực nào đó. Trong một số loại văn bản, điều này là hoàn toàn chính xác, thậm chí cần phải sáng tạo và sử dụng các từ đồng nghĩa. Ngoài ra điều này đặc biệt đúng với văn học hoặc trong bối cảnh thương mại, đối với các nội dung đề cập đến tiếp thị và quảng cáo, đó là những ấn phẩm dùng một lần, không định kỳ. Trong một số trường hợp khác, tính liên kết được coi là không thể bỏ qua, ít nhất là đối với những gì liên quan đến các điều khoản quan trọng / từ khóa của một công ty!
Tuy nhiên, đối với các tài liệu kỹ thuật, tính nhất quán là bắt buộc đối với cả ngôn ngữ nguồn và đích.
- Trước tiên, thống nhất trong văn bản giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc thông qua đơn giản hóa công tác dịch thuật và biên soạn: khi đã đưa ra được giải pháp cho một thuật ngữ hoặc cụm từ, nói như người Pháp, chúng ta không cần mất thời gian “phát minh lại bánh xe” để sáng tạo những nội dung dịch hay thuật ngữ kỹ thuật mới (tiêu chí kinh tế và tính hiệu quả).
- Thứ hai, người sử dụng tài liệu phải hiểu được nội dung văn bản. Các khái niệm phải được thể hiện bằng các thuật ngữ tương ứng rõ ràng để tránh hiểu lầm. Việc thiếu rõ ràng có thể ít nhiều gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các nhà sản xuất (khả năng sử dụng kém hay phát sinh trách nhiệm pháp lý).
- Thứ ba, bên sở hữu nội dung (ví dụ các doanh nghiệp) luôn kỳ vọng bản dịch cũng như các thuật ngữ đạt được tính chuẩn xác và rõ ràng (tiêu chí liên quan đến thương hiệu và bản sắc công ty).
Song cần phải nhớ rằng nếu tính nhất quán là một điều kiện cần thiết, có nghĩa là điều đó chưa đủ làm nên một tài liệu chất lượng. Bởi vì, suy cho cùng, quản lý thuật ngữ là một quá trình tổng thể và tính nhất quán chỉ là một bước trong quá trình này. Quá trình này áp dụng các phương pháp và nguyên tắc chuyên nghiệp, tuân thủ các tiêu chuẩn của từng lĩnh vực để đảm bảo tính nhất quán tương ứng một cách liên tục (phù hợp với các tiêu chí cụ thể).
Tính nhất quán trong nội dung
Để đảm bảo tính nhất quán trong nội dung, chúng ta cần quyết định:
- những thuật ngữ nào tương ứng với lĩnh vực, khái niệm nào của doanh nghiệp (tên sản phẩm, các dịch vụ, thành phần sản phẩm…) và cho ngôn ngữ đích nào (tất nhiên ngôn ngữ gốc sẽ là yếu tố quyết định);
- những quy tắc nào nên áp dụng để thiết lập hay lựa chọn các thuật ngữ (quy tắc cụ thể cho từng ngôn ngữ) và để có những lựa chọn tương ứng trong ngôn ngữ đích (tính đến các yêu cầu nội bộ, tần suất sử dụng, tiêu chuẩn…)
Bằng cách này hay cách khác, chúng ta cần thiết phải chọn lựa được “đúng” thuật ngữ tại “đúng” thời điểm. Để làm được điều này, các thuật ngữ phải được thống kê và xem xét một cách có hệ thống, kết quả có thể rất đơn giản hoặc phức tạp, tùy thuộc vào từng trường hợp. Điều này cần thiết để tạo ra và phát triển một cách liên tục một kho từ vựng (hay gọi là “Ngân hàng Thuật ngữ”), thường là trong một hệ thống quản lý thuật ngữ.
Tính nhất quán trong quy trình
Để đảm bảo tính nhất quán trong quy trình, chúng ta cần quyết định:
- các thuật ngữ đích (định lượng và định tính) cần được xây dựng và phân cấp như thế nào;
- làm thế nào để hợp thức hóa cũng như cập nhật các dữ liệu về thuật ngữ (bao nhiêu và bởi ai);
- có bao nhiêu người với những kỹ năng gì nên tham gia vào quản lý thuật ngữ và ở giai đoạn nào (ví dụ xác định vai trò, nhiệm vụ và quy trình công việc được cung cấp bởi đội ngũ cơ bản và bởi các chuyên gia khác, những người tham gia thường xuyên hoặc tùy dự án).
Đội ngũ nghiên cứu phải tự trang bị các công cụ như hướng dẫn quản lý thuật ngữ, trong đó mô tả toàn bộ vòng đời của một mục từ thuật ngữ, kể từ bước đề nghị đến khi được phê chuẩn và ngay cả các bước xử lý có liên quan. Các hướng dẫn này có thể bao gồm các bản danh sách về kiểm soát, các thông tin về mức độ của các nhóm dữ liệu có liên quan và kỹ năng của mỗi thành viên trong nhóm tham gia vào quá trình này…
Tính nhất quán và việc áp dụng: thách thức quan trọng thường bị lãng quên
Để duy trì được tính nhất quán, tất cả các bên liên quan cần phải hiểu được tầm quan trọng của điều này và muốn tham gia vào quy trình đó, song đây là việc nói dễ hơn làm.
Những phẩm chất riêng của người quản lý thuật ngữ cũng có thể tác động đến tính nhất quán và việc áp dụng. Chúng ta cũng cần thể hiện sự đáng tin, thống nhất trong hành động của mình, khả năng động viên nhóm và các bên liên quan để quản lý các thuật ngữ và khả năng thuyết phục họ về tầm quan trọng của tính thống nhất nội dung. Để làm được điều này, cần phải đưa ra các ví dụ về tình huống mà các sáng kiến về tính nhất quán bị thất bại và giải thích những hậu quả của thất bại đó. Đồng thời chúng ta cũng cần đưa ra các ví dụ cho thấy sự thống nhất về thuật ngữ đã làm giảm chi phí khi soạn thảo văn bản, rút ngắn thời gian hoàn thiện tài liệu hoặc cải thiện sự hài lòng của khách hàng. Hi vọng rằng những lời khuyên phía trên sẽ hữu ích cho công việc của bạn!
Bài viết khác
Danh mục
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin