Điều trị F0 COVID-19 tại nhà cần chuẩn bị những loại thuốc gì?

Ngày 13/8, Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho biết sự lây lan nhanh của biến chủng Delta khiến số lượng ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh tạo áp lực cho các cơ sở điều trị. Vì vậy, Bộ Y tế thay đổi chiến lược điều trị: Tất cả bệnh viện đều tiếp nhận ca Covid-19 & thí điểm điều trị F0 tại nhà.

Trong đó tại TPHCM, do số ca mắc tăng cao nên TPHCM đã thực hiện thí điểm các ca F0 được chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà. Ngày 14/8, Bộ Y tế cho biết trên cơ sở trao đổi và thống nhất với TP.HCM, Bộ Y tế và Tập đoàn Vingroup sẽ triển khai thí điểm chương trình điều trị tại nhà (home-based care) có kiểm soát cho các trường hợp F0 từ 16/8, sau đó sẽ triển khai ở cộng đồng.

Tính đến sáng 10/8, TP HCM đã có 11.198 trường hợp F0 cách ly tại nhà. Ngày 10/8, Sở Y tế TP.HCM đã ra văn bản khẩn hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 cách ly tại nhà.

Cùng theo dõi thông tin này trong video sau đây với tham vấn từ TS. BS Trần Thị Phương Thúy, Trưởng đơn nguyên truyền nhiễm, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City.

Các loại thuốc F0 ở TP.HCM cần có khi cách ly tại nhà

Theo hướng dẫn của Sở Y tế TP.HCM thì người mắc COVID-19 được cách ly tại nhà cần chuẩn bị các thuốc thiết yếu gồm: Thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng (vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, các thuốc y học cổ truyền).

Ngoài ra, F0 có thể bổ sung các thuốc kháng viêm corticoid và thuốc kháng đông dạng uống trong một số tình huống có chỉ định.

Theo Sở Y tế, chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống người bệnh có triệu chứng sớm của suy hô hấp (cảm giác khó thở và/hoặc nhịp thở lớn hơn 20 lần/phút và/hoặc SpO2 nhỏ hơn 95%, nếu có) và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hướng dẫn, hỗ trợ.

Thuốc kháng viêm corticoid có thể sử dụng là:

– Dexamethasone (đề xa mê ta zôn): Người lớn: 6 mg/lần/ngày. Trẻ em: 0,15 mg/kg/ngày (tối đa 6 mg/ngày), uống sau khi ăn (tốt nhất vào buổi sáng).

Nếu không có sẵn Dexamethasone, có thể sử dụng một trong các thuốc thay thế sau:

– Prednisolone (pờ rét ni zô lông): Người lớn: 40 mg/lần/ngày. Trẻ em: 1 mg/kg/ngày (tối đa 40 mg/ngày), uống sau khi ăn (tốt nhất vào buổi sáng).

– Hoặc: Methylprednisolone (mê tin pờ rét ni zô lông) : Người lớn: 16 mg/lần, uống 2 lần/ngày cách 12 giờ. Trẻ em: 0,8 mg/kg/lần, 2 lần/ngày cách 12 giờ (tối đa 32 mg/ngày), uống sau khi ăn (buổi sáng và buổi tối).
Điều cần lưu ý là: Người có bệnh dạ dày cần uống kèm thuốc dạ dày. Nếu có đáp ứng tốt, thời gian sử dụng tối đa là 7 ngày.

Thuốc kháng đông dạng uống

– Rivaroxaban (ri va rô xa ban). Liều lượng: 10mg/lần/ngày, uống sau khi ăn, thời gian sử dụng tối đa 7 ngày.

Lưu ý: Bệnh nhân cần theo dõi một số triệu chứng sau:

+ Cần theo dõi các dấu hiệu xuất huyết (như xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa…).
+ Thận trọng ở người trên 80 tuổi.
+ Chống chỉ định: Phụ nữ có thai và cho con bú, người suy gan, suy thận, có tiền căn xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết tiết niệu, có các bệnh lý dễ chảy máu.

Liên hệ nhân viên y tế khi có dấu hiệu bất thường

Khi bệnh nhân có một trong các triệu chứng như:

Sốt trên 38 độ C
Ho
Đau họng
Tiêu chảy
Mất mùi/vị
Đau ngực, nặng ngực, cảm giác khó thở

Khi F0 có triệu chứng: Cần liên hệ nhân viên y tế qua tổng đài “1022” (bấm số “3” để được tư vấn từ Hội Y học TP.HCM hoặc bấm số “4” để được tư vấn từ “Thầy thuốc đồng hành”) hoặc gọi số điện thoại của Tổ phản ứng nhanh phường, xã, quận, huyện để được tư vấn và hướng dẫn.

Khi F0 có dấu hiệu chuyển nặng như:

khó thở, biểu hiện bằng thở hụt hơi, thở nhanh trên 30 lần/phút, li bì, lừ đừ, tím tái môi, đầu chi, SpO2 nhỏ hơn 95% (nếu có dụng cụ đo SpO2 tại nhà) thì liên hệ ngay tổng đài “115” hoặc số điện thoại của Tổ phản ứng nhanh phường, xã, quận, huyện để được cấp cứu và vận chuyển đến bệnh viện điều trị kịp thời.

Ngoài các loại thuốc, F0 khi ở nhà cần:

Các F0 tự chăm sóc sức khỏe tại nhà bằng cách mang khẩu trang thường xuyên, trừ khi ăn uống, vệ sinh cá nhân. Thay khẩu trang 2 lần/ngày, khử khuẩn bằng cồn trước khi loại bỏ khẩu trang. Thường xuyên khử khuẩn tay, các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo…

Ngoài ra, F0 cần đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày, hoặc khi cảm thấy có dấu hiệu sốt.

Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày.

Đăng ký Tư vấn sức khỏe từ xa tại
http://vinmec.com/?telehealth
Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.

https://www.youtube.com/channel/UCuqt…
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage: https://www.facebook.com/Vinmec/
Website: https://www.vinmec.com
Hệ thống bệnh viện:
https://www.vinmec.com/vi/danh-sach/c…
————————
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2022 - Hi5! Media