03 cách để có được trí nhớ thị giác

Bài Viết

Chuyên gia / Người dịch / Kiến thức / Chia sẻ / Tin tức

Trí nhớ thị giác là một loại trí nhớ còn gây nhiều tranh cãi. Một số người cho rằng đó chỉ là trò lừa đảo, nhưng một số lại tin đó là thật.

Một người từng được ghi nhận là có trí nhớ thị giác, nhưng đã qua đời. Đó là Elizabeth, một sinh viên Harvard.

Elizabeth được kiểm chứng bởi Charles Stromeyer III vào năm 1970. Stromeyer cho Elizabeth nhìn một tập hợp gồm 10.000 dấu chấm bằng mắt trái. Sau 24h, Elizabeth được xem tiếp một tập hợp 10.000 dấu chấm bằng mắt phải.

Từ hai hình ảnh thu được bằng mắt trái và mắt phải, não của Elizabeth đã kết hợp chúng lại thành một hình ảnh ba chiều, còn được gọi là ảnh lập thể (stereogram). Quả là ấn tượng!

Tuy nhiên, sau đó Stromeyer đã cưới Elizabeth nên từ đó bà không bao giờ được kiểm chứng lại. Kể từ đó, các nhà khoa học không có phát hiện mới nào về sự tồn tại của trí nhớ thị giác.

Biểu hiện được minh chứng gần nhất với loại trí nhớ này là khả năng truy hồi thông tin một cách phi thường. Nếu bạn đang tìm cách để có được trí nhớ như Elizabeth, không ai có thể giúp bạn. Hoặc là bạn sở hữu nó do bẩm sinh, hoặc là không bao giờ.

Tuy nhiên, theo Oxford, trí nhớ thị giác lại là thứ có thể đạt được.

“Khả năng ghi nhớ thông tin hoặc hình ảnh thị giác một cách xuất sắc” – Từ điển Oxford

Phương pháp Loci

Phương pháp hỗ trợ ghi nhớ này có từ thời Đế chế La Mã. Cicero là người đã ghi chép chi tiết về phương pháp này. Ông cũng là một người đam mê nghệ thuật trí nhớ.

Phương pháp Loci còn được biết đến với tên gọi kỹ thuật “Cung điện trí nhớ”. Kỹ thuật này bao gồm việc gán thông tin vào những vị trí nhất định để có thể ghi nhớ tốt hơn.

Marcos Tullio Cicero, từng là cố vấn của Đế chế La Mã, cũng đồng thời là người đề xướng có ảnh hưởng lớn nhất cho phương pháp này. Ông đã viết ra một giai thoại tuyệt vời, De Oratore, kể lại câu chuyện về nhà thơ Simonides.

Câu chuyện kể lại rằng trong một lần Simonides tham gia một bữa đại tiệc, một thảm họa đã xảy ra trong lúc ông đang vắng mặt. Trần nhà đổ sập xuống các vị khách, khiến họ tử nạn và khuôn mặt biến dạng đến mức không thể nhận diện.

Không ai trong số người nhà nạn nhân muốn liều lĩnh nhận về thi thể mà không phải là người thân của mình. Họ đã hỏi liệu Simonides có thể nhận dạng được bất kỳ thi thể nào không.

Như một cứu cánh, Simonides đáp lại rằng ông có thể nhận dạng được tất cả các vị khách, bằng cách hình dung lại tương quan vị trí giữa các vị khách với vị trí của ông.

Đó chính là khởi điểm của phương pháp Loci. Về mặt bản chất, Phương pháp Loci không hề thay đổi, nó chỉ được bổ sung thêm.

Còn được gọi là phương pháp hành trình, đây có lẽ là hệ thống liên tưởng hình ảnh hiệu quả nhất được tạo ra. Phương pháp này sử dụng địa điểm như một công cụ hỗ trợ trí nhớ.

Về cơ bản, bạn sẽ liên kết thông tin cần ghi nhớ với những địa điểm mà bạn quen thuộc. Đó có thể là nhà bạn, hàng xóm, nơi làm việc, hay bộ phận cơ thể bạn.

Cách sử dụng phương pháp Loci:

Đầu tiên, ghi nhớ một chuỗi hình ảnh về các địa điểm quen thuộc theo thứ tự logic tự nhiên. Bạn càng quen thuộc với địa điểm thì việc gán thông tin càng dễ dàng.

Chuỗi hình ảnh này được sử dụng mỗi lần bạn sử dụng hệ thống Loci. Thực ra, việc bạn chọn hình ảnh nào không quan trọng, quan trọng là bạn có thể hình dung lại chúng một cách rõ ràng và sống động.

Ví dụ, bạn muốn ghi nhớ danh sách những thứ cần mua khi đi chợ, bao gồm: bánh mỳ, sô cô la, mật ong, trà, bơ và trứng.

Giả sử địa điểm bạn chọn là căn bếp. Bây giờ, bắt đầu tưởng tượng rằng bạn đang ở trong bếp. Có bánh mỳ và sô cô la ở trên bàn. Mật ong và trà ở trong tủ, còn bơ và trứng ở trong tủ lạnh.

Để nhớ lại danh sách, tưởng tượng bạn quay lại các địa điểm đó – nói cách khác, đi theo một lộ trình. Tưởng tượng bạn chuẩn bị ăn sáng, vì vậy, bạn đến chỗ bàn trước, cắt một lát bánh mỳ rồi phủ sô cô la lên. Kế tiếp, bạn lấy mật ong để tạo ngọt cho tách trà bạn chuẩn bị pha. Cuối cùng, bạn muốn tráng trứng cho bữa sáng, vì vậy, bạn lấy trứng và bơ ra khỏi tủ lạnh.

Bạn sẽ đến chỗ bàn, tủ và cuối cùng là tủ lạnh. Vì vậy, bạn cần gán các món cần mua vào các địa điểm này. Bàn – bánh mỳ và sô cô la. Tủ đồ – mật ong và trà. Tủ lạnh – bơ và trứng.

Cuối cùng, đi một vòng, từ bàn, đến tủ, và cuối cùng là đến tủ lạnh. Khi đi qua các địa điểm, bạn sẽ nhớ lại các món.

Tự kiểm tra lại việc ghi nhớ bằng cách đi lại theo lộ trình đó cho đến khi bạn có thể ghi nhớ tất cả các món theo đúng trình tự.

Neo trí nhớ (Memory pig)

Phương pháp này khá giống với hệ thống Loci. Tuy nhiên, trong phương pháp này, bạn sử dụng một danh sách các từ có âm tương tự như các con số, còn được gọi là neo trí nhớ, thay vì sử dụng các địa điểm để gán thông tin.

Dưới đây là các neo trí nhớ có âm tương tự với các chữ số thông dụng (theo tiếng Anh):

1 = gun; 2 = zoo; 3 = tree; 4 = door; 5 = hive; 6 = bricks; 7 = heaven; 8 = plate; 9 = wine; 10 = hen

Nếu bạn cần nhiều hơn 10 neo, đây là danh sách lên tới 1000 neo.

Phương pháp này hoạt động bằng cách liên kết hình ảnh tương tự với thông tin mà bạn muốn ghi nhớ.

Trong ví dụ trên, chúng ta có bánh mỳ, sô cô la, mật ong, trà, bơ và trứng. Liên kết càng được phóng đại thì càng dễ nhớ. Vì vậy, bạn có thể tạo ra các liên kết như sau:

(1-gun): Bánh mỳ – Tưởng tượng một khẩu súng bắn thủng chiếc bánh mỳ

(2 – zoo): Sô cô la – Tưởng tượng mọi con thú trong sở thú đều bị sô cô la phủ lên

(3 – tree): Mật ong – Tưởng tượng mật ong đang nhỏ giọt từ trên cây

(4-door): Trà – Tưởng tượng một cánh cửa được làm từ các túi trà

(5-hive): Bơ – Hình dung một tổ ong được làm từ sáp bơ

(6-bricks): Trứng – Tưởng tượng các viên gạch được làm từ trứng

Kỹ thuật này tương tự với hệ thống Loci bởi nó liên kết thông tin bạn muốn ghi nhớ với một hình ảnh tưởng tượng. Sự khác biệt là bạn sử dụng danh sách hình ảnh mà bạn đã nhớ để liên kết thông tin.

Phương pháp quân đội

Quân đội luôn thí nghiệm để nâng cao tri thức khoa học. Một trong những khám phá của họ là việc đào tạo các đặc vụ để có trí nhớ chụp ảnh (photographic).

Phương pháp này sẽ đòi hỏi bạn dành ra ít nhất một tháng để phát triển. Bạn cũng cần phải thực hành nó hàng ngày vì nếu chỉ cần bỏ lỡ một ngày, bạn sẽ phải làm lại 1 tuần.

Bước 1: Bạn phải ở trong một căn phòng tối, không có cửa sổ. Không có điều gì khác làm bạn vướng bận, ngoại trừ ngọn đèn đang được thắp sáng trong phòng.

Bước 2: Ngồi trong tư thế mà bạn có thể dễ dàng bật tắt đền mà không phải đứng dậy. Tiếp theo, lấy một mẩu giấy và cắt ra một lỗ hình chữ nhật.

Bước 3: Bây giờ, lấy ra bất kỳ thứ gì mà bạn muốn nhớ. Che tài liệu ghi những thông tin đó bằng mẩu giấy đã cắt ở trên, chỉ chừa ra một đoạn nội dung.

Sau đó, điều chỉnh khoảng cách với quyển sách sao cho mắt bạn có thể tập trung ngay vào nội dung khi mở ra.

Bước 4: Tắt đèn và để mắt bạn điều chỉnh trong bóng tối. Bật đèn trở lại trong một vài giây rồi lại tắt.

Bằng cách này, bạn sẽ thấy hình ảnh lưu lại của tài liệu trước mắt.

Bước 5: Khi hình ảnh lưu lại mờ đi, bật đèn trở lại trong một vài giây, trong khi vẫn tiếp tục tập trung vào tài liệu.

Bước 6: Giũ bỏ và lặp lại quá trình cho đến khi bạn có thể nhớ được từng từ trong đoạn văn.

Bạn sẽ biết mình có thành công hay không từ việc bạn có thể nhìn thấy đoạn văn và đọc lại đoạn văn đó từ hình ảnh lưu trong tâm trí bạn.

Đối với phương pháp của quân đội, bạn có thể sẽ không thành công ngay – cần mất tới một tháng hoặc hơn. Nhưng nếu bạn chắc chắn thực hành được phương pháp này mỗi ngày trong tối thiểu 15 phút, bạn sẽ thấy sự tiến bộ rõ rệt.

Kết luận

Việc thực hành ba phương pháp ghi nhớ nêu trên cũng có thể giúp bạn phát triển não bộ. Ăn uống các chất dinh dưỡng có ích cho trí nhớ, ngủ đủ giấc và thực hành sẽ giúp bạn có được sự tiến bộ đáng kể. Việc thực hành sẽ cần thời gian, nhưng với sự kiên định cùng bài hướng dẫn này, bạn có thể có được sức mạnh lớn lao từ việc có được một trí nhớ tuyệt hảo.

Trưởng Nguyễn

Bài viết khác

Danh mục

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

Luôn cập nhật các tin tức và ý kiến dịch thuật từ chuyên gia

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

© 2022 - Hi5! Media