Cháo cá chép quả Đắng | Ẩm thực Sơn La

Quả Đắng hay tên gọi địa phương là quả Mắc Nhung

Vào sau mỗi mùa gặt, quả mắc nhung gieo ở trên nương bắt đầu chín người dân nơi đây hái, một thứ quả màu xanh cùng họ với cà chua nhưng chỉ bé bằng hạt đu đủ chín, có vị cay cay, đắng ngọt.

Chùm quả mắc nhung lúc lỉu như những trái bi xanh. Quả to chỉ bằng đầu đũa, trổ ra từ nách lá một loại cây mọc hoang trên những vạt nương mấy xã miền thượng Phù Yên. Cho đến những ngày này, giá mắc nhung ngoài chợ huyện lên tới 200 nghìn đồng/kg. Đã thấy mắc nhung được trồng ở nhiều nơi trên đất dốc. Không thể trồng mắc nhung ngoài chân ruộng. Có điều thật khó lý giải là, trên miền đất cao nguyên Sơn La trùng điệp, ngoài Phù Yên, không nơi nào có mắc nhung. Để rồi, qua rằm tháng tám âm lịch hằng năm, khi ngọn gió mùa hanh hao đổ dài triền dốc đèo Ban. Lúa nương chín rồi, những gồi lúa đã cắt được đặt ngay ngắn trên ngọn rạ chờ cơn gió khô vùng cao sấy khô. Người vùng cao lên nương ôm chặt lượm lúa đủ héo đem về lều nương đập lấy hạt. Đã thấy trên nương lúa sau gặt chỉ còn những gốc rạ chợt hiện những cụm cây thân thảo có phiến lá như lá mơ lông dưới đồng bằng, từ nách lá trổ những chùm hoa nhỏ li ti. Rồi cũng chỉ độ dăm bữa nửa tháng, những người chị, người em ấy ngược dốc lên nương thu về những trái mắc nhung tròn xanh mầu lục bảo. Mắc nhung thu về trảy lấy quả đơn, bỏ cuống. Những ngày này có phương tiện cấp đông, mắc nhung có thể để thật lâu trong tủ lạnh dùng dần và để trong hộp xốp gửi đi làm quà muôn ngả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2022 - Hi5! Media